2 tiêu chí phân biệt Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp công lập
12/05/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Đặc điểm, phân loại là 2 tiêu chí dùng để phân biệt giữa Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp công lập. Tham khảo những thông tin dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này cũng như khái niệm của chúng bạn nhé!
Khái niệm của Cơ quan Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là cá nhân/tổ chức có quyền lực Nhà nước được thành lập và theo quy định của pháp luật sẽ có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước bao gồm: Ủy ban Nhân dân, Tòa án Nhân dân,...
Đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành lập dựa trên quy định của pháp luật. Đơn vị này có tư cách pháp nhân, phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công.
2 tiêu chí phân biệt Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp
2 tiêu chí dùng để phân biệt Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp sẽ được tổng hợp trong bảng dưới đây, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Đơn vị sự nghiệp bao gồm: Bệnh viện công lập, trường học công lập,...
Tiêu chí |
Cơ quan Nhà nước |
Đơn vị sự nghiệp |
Về đặc điểm |
- Mang tính quyền lực Nhà nước. - Thực thi quyền lực Nhà nước. - Cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật trong phạm vi thẩm quyền của mình. - Nhà nước ban hành các văn bản phải có trách nhiệm giám sát thực hiện. - Khi cần thiết có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế. - Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những giới hạn về không gian, thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền này phụ thuộc vào địa vị pháp lý trong bộ máy Nhà nước. Giới hạn của nó là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định. - Hình thức và phương pháp hoạt động của mỗi cơ quan Nhà nước không giống nhau do pháp luật quy định. |
- Không mang quyền lực và chức năng quản lý của Nhà nước như: Xây dựng thể chế, xử lý vi phạm hành chính,... Đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các cá nhân/tổ chức trong cung cấp dịch vụ công. - Có tư cách pháp nhân, phục vụ quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công. - Viên chức chủ yếu là lực lượng lao động, bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của đơn vị. |
Về phân loại |
- Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực: + Cơ quan quyền lực bao gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương. + Cơ quan hành chính có: Chính phủ, các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND cấp tỉnh, huyện, + Cơ quan tư pháp gồm có: Tòa án, Viện kiểm sát. - Dựa vào trình tự thành lập: Cơ quan Nhà nước do/không do dân bầu ra. - Căn cứ vào tính chất thẩm quyền: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung/chuyên môn. - Dựa vào cấp độ thẩm quyền: Cơ quan Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương. |
- Theo quyền tự chủ: Được/chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính. - Căn cứ theo vị trí pháp lý: Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thuộc Tổng cục, Cục; thuộc UBND cấp tỉnh/huyện; thuộc cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. - Dựa vào lĩnh vực: Đơn vị hoạt động Y tế, giáo dục, hoạt động thông tin báo chí, hoạt động nghiên cứu ứng dụng,... |
Ví dụ |
UBND, Tòa án Nhân dân,... |
Bệnh viện công lập, trường học công lập,... |
Trên đây là những thông tin về các tiêu chí để phân biệt Cơ quan Nhà nước với Đơn vị sự nghiệp công lập, hy vọng chúng sẽ phần nào giúp ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Theo Thukyphaply.com
4.8/5 (102 votes)