Thẩm phán là ai? Con đường để trở thành Thẩm phán là như thế nào?
11/02/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Thẩm phán là ai? Con đường để trở thành Thẩm phán là như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Chính vì vậy, mời bạn bớt chút thời gian của mình tham khảo ngay nhé!
Tìm hiểu thẩm phán là ai?
Thẩm phán là một người có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Luật đã được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có: Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp.
Thẩm phán là một người có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Luật đã được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử
Trong đó, Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán có Thẩm Phán Toà án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán cao cấp.
Tòa án nhân dân tỉnh có Thẩm phán cao cấp, thành phố trực thuộc Trung ương có Thẩm phán trung cấp, Tòa án quân sự quân khu có Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị, xã thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán sơ cấp và trung cấp.
Số lượng Thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp và tỷ lệ ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Con đường để trở thành Thẩm phán
Phải tốt nghiệp Cử nhân trở lên
Hiện tại có nhiều trường đào tạo về luật. Như Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,… Có thời gian đào tạo chính quy thường kéo dài 4 năm.
Để trở thành Thẩm phán phải tốt nghiệp Cử nhân trở lên
Đăng ký thi công chức vào Thư ký Tòa án
- Đăng ký dự thi tuyển dụng Công chức Tòa án khi địa phương có thông báo.
- Thi đậu ở kỳ thi tuyển công chức vào ngành Tòa án để được bổ nhiệm vào thư ký Tòa án.
Luật không nêu rõ để được bổ nhiệm Thẩm phán, cá nhân phải là Thư ký Tòa án. Thế nhưng, những trường hợp được bổ nhiệm Thẩm phán đều là người giữ ngạch Thư ký Tòa án. Điều này là để được xem là đáp ứng điều kiện có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
Hoàn thành đào tạo nghiệp vụ xét xử
- Sau khi bạn nỗ lực học tập và công tác tại các Tòa án, cá nhân được cử đi học khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử này 1 năm.
- Đối với việc cử đi học thực hiện theo quy định của Quyết định 636/QĐ-TANDTC ngày 15/4/2018.Về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức, viên chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Thư ký Tòa án được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử khi đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Thời gian công tác pháp luật ít nhất phải từ 4 năm trở lên.
- Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (Với các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, khó khăn, biên giới, hải đảo. Đều được Thủ trưởng căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao quyết định).
- Có khoảng thời gian công tác còn lại ít nhất là 7 năm kể từ khi cử đi học.
- 3 năm liền kề được cử đi học hoàn thành nhiệm vụ công tác tốt.
- Bảo đảm yêu cầu về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, chính trị đồng thời còn là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán.
Đỗ kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp
Theo khoản 1, Điều 68 của Luật TAND năm 2014, để được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp. Ngoài những những tiêu chuẩn, điều kiện khác thì một trong những điều kiện quan trọng nhất là cá nhân phải trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
Được bổ nhiệm làm Thẩm phán
- Khi thi đậu kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp cá nhân được cấp quyền lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp trình Chủ tịch nước bổ nhiệm theo quy định.
- Cá nhân sẽ chính thức trở thành Thẩm phán khi được Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm theo quy định.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết được Thẩm phán là ai? Con đường để trở thành Thẩm phán là như thế nào? Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể kết nối cho chúng tôi sau bài viết này để được tư vấn cụ thể.
Theo thukyphaply.com
4.9/5 (105 votes)