Ngành luật là gì? 8 công việc sau khi tốt nghiệp ngành luật nên làm

calendar 19/03/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Ngành luật là gì? Học viên sau khi tốt nghiệp ngành này nên làm công việc nào để có thu nhập ổn định? Muốn giải đáp được những băn khoăn trên, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành luật là gì?

Ngành luật là một lĩnh vực tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm: những quy định pháp luật, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật nếu học ngành luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành, bạn sẽ được học các kiến thức khác nhau.

Ngành luật là một lĩnh vực tương đối rộng

8 công việc sau khi tốt nghiệp ngành luật nên làm

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, học viên nên làm những công việc nào? Để có một nghề nghiệp cũng như mức thu nhập ổn định, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là vị trí có cơ hội làm việc rất cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Công việc, yêu cầu và mức lương cụ thể như sau:

Chuyên viên pháp lý

Công việc

- Giải quyết, tư vấn cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến pháp luật.

- Nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện chính xác các hồ sơ pháp lý, văn bản.

- Thường xuyên cập nhật những thay đổi của nội quy được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu

- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành luật.

- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt.

- Linh hoạt, tác phong chuyên nghiệp..

Mức lương

Từ 10 – 15 triệu VNĐ.

Công chứng viên

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, bạn có thể ứng tuyển cho vị trí công chứng viên. Cụ thể công việc của một người công chứng viên phải làm là như sau:

Công chứng viên

Công việc

- Tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.

- Theo quy định của pháp luật, công chứng viên là người chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng và hồ sơ.

Yêu cầu

- Có kinh nghiệm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên.

- Có các kỹ năng mềm như giao tiếp tốt, ứng biến được các tình huống bất ngờ xảy ra.

Mức lương

Từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng.

Công tố viên

Công tố viên là người của cơ quan công tố. Đây cũng là một công việc dự tính sẽ có triển vọng trong tương lai, bạn nên xem xét. Công việc, yêu cầu cần có và mức lương của một người làm nghề công tố là:

Công tố viên

Công việc

- Trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử có nghĩa vụ điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp.

- Theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.

Yêu cầu

- Được công nhận là chuyên viên pháp lý và có trình độ cử nhân ngành luật.

- Nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm.

- Có các kỹ năng: hùng biện, tranh biện, phân tích, xử lý thông tin,...

- Có bản lĩnh vững vàng, liêm khiết, đạo đức.

Mức lương

- Lương cứng từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng.

- Được hưởng 25% phụ cấp hàng tháng.

 

Công tố viên – Công việc sau khi tốt nghiệp ngành luật nên làm

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là người làm việc trực tiếp tại Tòa án. Có thể hiểu ở chức vụ này, bạn là nhân viên công chức. Công việc cụ thể của thư ký tòa án là:

Thư ký tòa án

Công việc

- Ghi chép, tổng hợp những văn bản tố tụng và quản lý hồ sơ.

- Hỗ trợ thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, chức năng.

Yêu cầu

- Có bằng cử nhân ngành luật.

- Vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

- Có các kỹ năng: giao tiếp tốt, thuyết trình, tin học văn phòng,...

Mức lương

Từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng chưa kể các khoản phụ cấp của nhà nước.

Làm luật sư

Luật sư là công việc khi nhắc đến ngành luật chắc chắn sẽ có nhiều người nghĩ đến đầu tiên. Đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ nhất những đặc thù của ngành này. Những người làm luật sư sẽ có công việc cụ thể như sau:

Luật sư

Công việc

- Nghiên cứu, phân tích, soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công.

- Đại diện pháp luật cho cá nhân, tổ chức, tư vấn pháp lý trong giải quyết tranh chấp, tố tụng,...

- Thu thập và cung cấp chứng cứ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài.

- Đàm phán, thương lượng, làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc tổ chức về các vấn đề pháp luật.

Yêu cầu

- Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề.

- Có kinh nghiệm làm việc.

- Có các kỹ năng: giao tiếp, phân tích, xử lý tình huống bất ngờ tốt.

- Có khả năng kết hợp xử lý công việc độc lập và nhóm hiệu quả.

- Tinh thần trách nhiệm, động tác chuyên nghiệp, quyết đoán.

Mức lương

Từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.

 

Học ngành luật có cơ hội tìm việc làm rất cao

Thẩm phán

Trở thành thẩm phán là ước mơ của hầu hết sinh viên ngành luật. Bởi với công việc này, họ sẽ có được trong tay nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Công việc, yêu cầu và mức lương cụ thể như sau:

Thẩm phán

Công việc

Có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý, thực thi pháp luật.

Yêu cầu

- Có trách nhiệm cao với công việc.

- Trải qua 3 bước: Làm thư ký Tòa án – Học khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán

Mức lương

Trung bình 8 triệu VNĐ/tháng.

Giảng viên cho ngành luật

Những ai yêu thích nghiên cứu pháp luật sẽ rất phù hợp với công việc giảng viên ngành luật này. Công việc của họ cụ thể là:

Giảng viên ngành luật

Công việc

Giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành ở các trường Đại học.

Yêu cầu

- Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật.

- Có kiến thức chuyên sâu về luật, nghiệp vụ sư phạm.

-Các kỹ năng cần có: tin học, thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,...

Mức lương

Từ 7 – 10 triệu VNĐ/tháng.

Ban pháp chế doanh nghiệp

Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta đang mở cửa, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách để phòng ngừa những thiệt hại trước khi nó xảy ra. Do đó, các phòng/ban pháp chế cũng từ đó ra đời. Công việc cụ thể của những người làm pháp chế doanh nghiệp là:

Ban pháp chế doanh nghiệp

Công việc

- Tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong phạm vi, khuôn khổ pháp luật.

- Đảm bảo các hoạt động không vi phạm pháp luật.

Yêu cầu

- Có kiến thức, học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên.

- Có các kỹ năng như: giao tiếp, đàm phán và thuyết phục tốt.

Mức lương

Từ 9 – 12 triệu VNĐ/tháng.

Trên đây là 8 công việc tiêu biểu sau khi tốt nghiệp ngành luật sinh viên nên làm. Chúc bạn sẽ sớm tìm được cho mình một công việc phù hợp nhé!

Theo Jobsgo.vn

4.9/5 (97 votes)

22 04/24

Quy định của nhà nước về chế độ nghỉ bù đối với người lao động

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật đã đưa ra các quy định rõ ràng về chế độ nghỉ bù cho người lao động, tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi người.

20 04/24

Những thông tin quan trọng cần biết về hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động quan trọng thế nào? Trước khi ký kết thì người lao động cần phải chú ý đến những điều gì để có thể đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của mình?

18 04/24

Làm thêm giờ là gì? Các quy định thời gian làm thêm giờ mới nhất

Thời gian làm thêm giờ trong một tháng, tăng ca, thời gian làm việc của người lao động là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm đến trong thời gian gần đây.

16 04/24

Để chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, những việc bạn cần phải làm?

Có rất nhiều người lao động vì mâu thuẫn với cấp trên hoặc hoàn cảnh nên đã tự ý bỏ việc. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng hậu quả của hành động này là gì.

14 04/24

Danh mục 225 Luật, Bộ Luật của Việt Nam

Sidoni xin giới thiệu đến bạn đọc 225 Luật, Bộ luật còn hiệu lực và sắp có hiệu lực của Việt Nam.

12 04/24

Review những điểm nổi bật của 3 trường Đại học Luật tại Việt Nam

Bài viết hôm nay, hệ thống sẽ tổng hợp một số thông tin review về các trường Đại học Luật tại Việt Nam. Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để xem những thông tin này có chính xác không nhé!

10 04/24

3 loại giấy tờ sẽ được thay mới trong đầu năm 2021

Đổi thẻ Bảo hiểm y tế mẫu với, thẻ căn cước công dân và thẻ ATM(2 loại này được gắn chip) là 3 loại giấy tờ vô cùng quan trọng với công dân, ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục và giao dịch sẽ được thay mới trong đầu năm 2021.

08 04/24

5 lỗi vi phạm phổ biến về đèn xe và mức phạt

Trong khu đông dân cư bật đèn pha, lái xe có lắp đèn không đúng với thiết kế tiêu chuẩn,...là những lỗi vi phạm phổ biến về đèn xe người tham gia giao thông hay mắc phải. Để bản thân không nằm trong số đó và bị xử phạt, hãy theo dõi những thông tin dưới đây bạn nhé!

06 04/24

Bảo hiểm y tế có chi trả khi khám sức khỏe tổng quát không?

Bảo hiểm y tế có chi trả khi khám sức khỏe tổng quát không? Khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng mức bảo hiểm y tế như thế nào? Để giải đáp được những thắc mắc này, bạn đừng vội bỏ qua những nội dung có trong bài viết này nhé!

04 04/24

Ngành luật là gì? 8 công việc sau khi tốt nghiệp ngành luật nên làm

Ngành luật là gì? Học viên sau khi tốt nghiệp ngành này nên làm công việc nào để có thu nhập ổn định? Muốn giải đáp được những băn khoăn trên, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

02 04/24

10 điều cần biết khi đi nghĩa vụ công an 2021

Khi đi nghĩa vụ công an cần biết những điều gì? Đây không phải là thắc mắc của mình bạn mà còn là của rất nhiều người. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích, cùng theo dõi bạn nhé!

31 03/24

Tiền Án, Tiền Sự Là Gì? Khác Nhau Như Thế Nào?

Tiền án, tiền sự là gì? Cách phân biệt tiền án, tiền sự như thế nào? Để có được câu trả lời mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn đâu.

29 03/24

Thẩm phán là ai? Con đường để trở thành Thẩm phán là như thế nào?

Thẩm phán là ai? Con đường để trở thành Thẩm phán là như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Chính vì vậy, mời bạn bớt chút thời gian của mình tham khảo ngay nhé!

27 03/24

Ngành thuế từ ngày 5/12 được nắm giữ những dữ liệu giao dịch ngân hàng của cá nhân

Nghị định 126 đã cho phép ngành thuế có thể nắm giữ tất cả mọi thông tin về số dư cũng như chi tiết giao dịch tài khoản của những cá nhân thông qua công cụ giúp thu thuế thương mại điện tử.

25 03/24

Phạt tiền từ 80-200 triệu nếu doanh nghiệp vi phạm kinh doanh đa cấp

Những doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu những người tham gia phải nộp tiền, đặt cọc hoặc mua hàng hóa để ký hợp đồng sẽ bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng. Phạt tiền gấp đôi, có thể lên tới 200 triệu đồng nếu doanh nghiệp đó vi phạm quy định trên khi thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.