Trầm cảm là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh
13/11/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Ngay nay, trầm cảm đang dần len lỏi vào từng ngõ ngách trong cuộc sống của con người một cách âm thầm lặng lẽ, nhưng hậu quả nó gây ra lại vô cùng đau thương đối với chúng ta.
Tuy nhiên, vẫn có một số người không biết về vấn đề trên một cách rõ ràng. Ngay sau đây hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về căn bệnh đang làm hao mòn sự sống một cách im lặng này!
Trầm cảm là gì? Biểu hiện ra sao?
Trầm cảm(Depression) là một triệu chứng rối loạn khí sắc, tạo ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
Trầm cảm là một căn bệnh lặng lẽ nhưng lại mang sức hủy hoại lớn
Nếu nỗi buồn kéo dài trong thời gian dài, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc không vui vẻ với gia đình/ bạn bè. Điều nguy hiểm nhất là khiến bản thân cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, dẫn đến tình trạng muốn tự sát.
Dưới đây là một số biểu hiện dễ dàng nhận biết khi bị trầm cảm:
- Rất khó để tập trung suy nghĩ và hay quên.
- Cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì hết.
- Cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng, không nên tồn tại.
- Không ngủ được hoặc ngủ quá giờ.
- Luôn cáu gắt, giận dữ.
- Mất hứng thú trong các hoạt động/sở thích hàng ngày.
- Không thấy ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.
- Luôn suy nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
- Ngoài ra, còn có triệu chứng như đau đầu, tức ngực, rối loạn tiêu hóa…
Nguyên nhân gây ra trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể gây ra bởi những nguyên nhân riêng lẻ hoặc sự kết hợp của nhiều thứ lại với nhau, cơ bản bao gồm như sau:
Trầm cảm được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
- Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm, bạn có nhiều khả năng dễ mắc chứng này hơn người bình thường.
- Các chất hóa học trong não: Theo nghiên cứu, thành phần chất hóa học trong não bị bệnh trầm cảm sẽ khác so với người bình thường. Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh.
- Stress: Người thân mất đi, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây mệt mỏi nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
- Ảnh hưởng bởi một số bệnh: Một số căn bệnh như sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng sẽ là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
- Mất ngủ thường xuyên: Ngủ quá ít cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cả việc lên giường đúng giờ vào mỗi đêm.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh trầm cảm
Thực tế, mỗi người bệnh trầm cảm đều sẽ có một nguyên nhân khác nhau bởi do chấn động tâm lí trong các hoàn cảnh riêng biệt. Vì thế, dựa vào mỗi tình huống, chúng ta đưa ra cách điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân.
Thái độ lạc quan sẽ giúp bạn khỏi nguy cơ trầm cảm
Một số loại thuốc điều trị trầm cảm như: Thuốc ngăn tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ngăn tái hấp thụ serotonin và norepinephrine, thuốc ba vòng (TCA), thuốc Monoamine oxidase inhibitors(MAOIs), thuốc Bupropion(Wellbutrin, Aplenzin),...
Ngoài cách sử dụng thuốc, còn có một số phương pháp giúp phòng ngừa căn bệnh trầm cảm như: Luôn cười thật nhiều, giữ tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái và hãy khiến bản thân trở nên bận rộn hơn,...
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về bệnh trầm cảm, biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa. Đừng quên follow chuyên trang để biết thêm nhiều điều thú vị hơn.
Theo: nhathuocankhang.com
4.9/5 (69 votes)