Tế bào gốc là gì? Tìm hiểu về tế bào gốc và tầm quan trọng của nó với ngành y
10/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Mỗi tế bào trong cơ thể đều có vai trò riêng từ khi sinh ra. Tuy nhiên, có một loại đặc biệt, không mang một mục đích cụ thể nào, nó có tên là tế bào gốc.
Tế bào gốc có thể biến đổi thành bất kỳ tế bào nào khác khi cơ thể cần. Với chức năng đặc biệt này, tế bào gốc có thể giúp ích gì trong y học? Hãy để chuyên trang giúp bạn giải đáp thắc mắc thú vị này qua bài viết dưới đây nhé.
Tế bào gốc là gì? Phân loại thế nào?
Tế bào gốc được giải thích là một loại tế bào chưa trưởng thành, đồng thời có thể thay đổi thành bất cứ loại tế bào khác khi cơ thể cần đến.
Tế bào gốc được giải thích là một loại tế bào chưa trưởng thành
Qua quá trình phân chia không giới hạn, hầu hết các tế bào gốc sẽ tự làm mới bản thân chúng. Nhờ vậy, các chuyên gia cho rằng có thể sử dụng tế bào gốc để chữa trị những tổn thương trên cơ thể..
Bên cạnh đó, họ còn phân chia chúng thành từng loại khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm tế bào gốc của cơ thể.
Tế bào gốc trong cơ thể được chia làm 4 nhóm chính
- Tế bào gốc phôi: Như tên gọi, đây là các tế bào có nguồn gốc từ phôi phát triển thành trứng. Loại tế bào này có khả năng sinh sản không giới hạn và có thể biến thành mọi tế bào ở trong cơ thể.
- Tế bào gốc máu cuống rốn: Được lấy ở dây rốn trẻ sơ sinh khi mới chào đời, tế bào này có khả năng biến đổi đa dạng và thường tự phân chia, đổi mới.
- Tế bào gốc trưởng thành: Dạng này hay được tìm thấy ở máu ngoại vi và tủy xương. Chúng là tế bào chưa biệt hóa, vì thế có khả năng tự biệt hóa và đổi mới vô thời hạn.
- Tế bào gốc tủy xương: Đây là các tế bào gốc nằm bên trong tủy xương. Chúng có chức năng tạo ra tế bào máu cho cơ thể, đồng thời là một bộ phận không thể thiếu của hệ miễn dịch.
Tế bào gốc giúp ích gì cho y học?
Như vậy, với khả năng đặc biệt của mình, tế bào gốc đem lại rất nhiều lợi ích trong việc điều trị. Vai trò quan trọng nhất của chúng chính là biến đổi thành tế bào mới, thay thế cho tế bào mắc bệnh.
Với khả năng đặc biệt của mình, tế bào gốc đem lại rất nhiều lợi ích trong việc điều trị
Cụ thể, chúng có thể trở thành tế bào thần kinh, máu, cơ tim,... và từ đó tái tạo mô mới. Ví dụ như nếu một bệnh nhân cần được ghép thận, họ sẽ không phải chờ người hiến tạng nữa. Thay vào đó, các bác sĩ, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng tế bào gốc để phát triển thành cơ quan này.
Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng cho những bệnh như: tim, đột quỵ, ung thư, Parkinson, Alzheimer,...
Không những vậy, tế bào gốc còn được tận dụng để nghiên cứu và thử nghiệm thuốc. Trước khi sử dụng lên người, các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để kiểm tra chất lượng và độ an toàn. của thuốc. Bằng cách xét nghiệm, họ sẽ kết luận được loại thuốc đó có gây ảnh hưởng hay tổn hại đến đến tế bào hay không.
Trên đây là những thông tin thú vị về tế bào gốc và ứng dụng của chúng trong y học. Hy vọng bạn đọc đã có nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực này qua bài viết của chuyên trang.
Theo: vinmec.com
4.8/5 (60 votes)