Tiểu sử Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky: Cha đẻ của hàng không vũ trụ học - Nhà khoa học sáng chế tên lửa Xô Viết
14/10/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Tsiolkovsky là nhà khoa học có những nghiên cứu tiên phong, làm cơ sở cho những phát minh tên lửa và hàng không vũ trụ của Liên Xô.
Tsiolkovsky chính là người đã sáng lập nên lý thuyết về khoa học vũ trụ. Từ những khát vọng tưởng chừng không thể thực hiện được, nhà khoa học này đã biến điều đó thành thực tế. Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử và những khám phá của nhật vật này!
Tiểu sử nhà khoa học Tsiolkovsky
Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky sinh năm 1857 tại Nga trong gia đình di cư nghèo khó. Năm 10 tuổi, ông bị sốt dẫn đến mất khả năng thính giác.
Chân dung cha đẻ của tên lửa vũ trụ Liên Xô, Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky.
Năm 14 tuổi, Tsiolkovsky bị đình chỉ học ở trường dù chỉ còn vài năm nữa là ông hoàn thành chương trình giáo dục chính thức.
Tsiolkovsky đến Moscow năm 16 tuổi. Ông được triết gia nổi tiếng Nikolai Fyodorovich trực tiếp hướng dẫn và chỉ dạy.
Tsiolkovsky rất say mê đến toán học, vật lý, hóa học và cơ học. Ông thường thích thú với những tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà văn Jules Verne.
Tsiolkovsky thi đỗ để trở thành giáo viên toán và được phân công giảng dạy ở một ngôi trường địa phương tại Borovsk, tỉnh Kaluga.
Tiểu sử Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky
Từ những năm 1920 trở đi là khoảng thời tận tụy với công việc, cũng nhờ đó mà danh tiếng của ông được nhiều người biết đến. Tsiolkovsky qua đời vào 19/9/1935 ở Kaluga.
Sự nghiệp khoa học Tsiolkovsky
Trong khoảng thời gian làm giáo viên, Tsiolkovsky bắt đầu với những nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình thuộc nhiều lĩnh vực.
Tsiolkovsky bên cạnh những mẫu vỏ bọc tên lửa,1913.
Sau khi chuyển đến làm việc tại thành phố Kaluga, Tsiolkovsky đã cho ra mắt những công trình về các lý thuyết về hàng không vũ trụ.
Tsiolkovsky nghiên cứu về quỹ đạo chuyển động bay, thiết kế phi thuyền và công bố công trình đầu tiên về đề tài đó vào năm 1892.
Tsiolkovsky là người đầu tiên đề xuất ý tưởng táo bạo có giá trị khoa học về một phương tiện có thể đưa con người chạm đến những vùng đất mới bên ngoài trái đất.
Thành tựu Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky
Năm 1929, Tsiolkovsky công bố một bài báo khoa học khác nói về những suy nghĩ của mình về công trình thiết kế tên lửa hai tầng.
Năm 1919, Tsiolkovsky được vinh dự gia nhập vào thành viên viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Trong suốt cuộc đời ông đã để lại hơn 500 công trình về du hành vũ trụ.
Tsiolkovsky cha đẻ của ngành khoa học vũ trụ và tên lửa
Trong tác phẩm “The Cosmic Philosophy” năm 1932, Tsiolkovsky đã trình bày về một “triết học về vũ trụ”.
Chiếc tem in hình nhà khoa học vũ trụ Tsiolkovsky
Năm 1926, Tsiolkovsky đề xuất “kế hoạch chinh phục không gian” gồm 16 bước, có cả việc di dân đến những vùng đất mới ngoài trái đất. Ông còn tính toán được những ảnh hưởng của con người khi ở bên ngoài không gian.
Công trình quan trọng nhất của Tsiolkovsky, công bố năm 1903 với đề tài “khám phá không gian vũ trụ bằng động cơ phản lực”. Đây được xem là cơ sở đầu tiên khai sinh nên tên lửa.
Ngày 4/10/1957, “Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người” mang tên Spoutnik 1 được Liên Xô phóng lên quỹ đạo không gian vũ trụ.
Vệ tinh không gian đầu tiên của Liên Xô mang tên Sputnik 1 lần đầu được phóng lên vũ trụ.
Việc khám phá những hành tinh mới bên ngoài vũ trụ tưởng chừng chỉ là những vọng tưởng. Riêng nhà khoa học thiên tài Tsiolkovsky đã biến giấc mơ trở thành thực tế. Ông được cả thế giới biết ơn và vinh danh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về Tiểu sử Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky nhà khoa học sáng chế tên lửa Xô Viết. Cảm ơn quý vị đã theo dõi và đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo của chuyên trang!
4.8/5 (91 votes)