Người vay ngân hàng ở thế khó, đang chờ sửa quy định để được cứu
12/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, rất nhiều người đi vay ngân hàng đang ở thế khó, khi dịch kéo dài họ muốn gia hạn trả nợ. Tuy nhiên, các quy định vẫn làm cho họ “đứng ngoài vòng chính sách”.
Những chia sẻ trong bài viết bên dưới sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Vì vậy bạn đừng vội bỏ qua!
Cuối tháng 6/2021, gần 242.000 khách hàng với dư nợ 326.300 tỷ đồng được nhà băng cơ cấu nợ
Chị Oanh Kiều là người mua nhà trả góp bằng tiền vay ngân hàng. Trong giãn cách năm nay, thu nhập của hai vợ chồng chị giảm còn một nửa. Điều này khiến anh chị mệt nhoài vì lo tiền mua thức ăn hàng ngày và trả nợ ngân hàng.
Cuối tháng 3/2020, tiểu thương tại chợ Bến Thành ngồi bơ vơ giữa hàng loạt sạp đóng cửa
Khi hỏi nhân viên tín dụng nhà băng, gia đình chị nhận được câu trả lời: “Ngân hàng hiện không có chính sách giảm, hỗ trợ hay giãn nợ cho trường hợp của chị”.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, tính tới cuối tháng 6/2021, có gần 242.000 khách hàng với dư nợ 326.300 tỷ đồng được nhà băng cơ cấu nợ. Có nghĩa là hoãn, giãn trả nợ hoặc giảm, miễn lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ.
Thế nhưng, có rất nhiều doanh nghiệp cũng như người dân than phiền nguồn thu bị ảnh hưởng mạnh từ đợt dịch mới. Còn các ngân hàng đòi nợ không trễ một ngày.
2 nguyên nhân khiến nhiều người đi vay vẫn "đứng ngoài vòng chính sách"
Vào năm ngoái, sau hơn 1 tháng Covid-19 bùng phát ở Việt Nam Ngân hàng Nhà nước có phản ứng nhanh để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Giữa tháng 3/2020, Thông tư 1 ban hành, cho phép những tổ chức tín dụng được cơ cấu nợ, giảm, miễn lãi hoặc giữ nguyên nhóm nợ cho người vay bị ảnh hưởng từ dịch.
Sau một năm, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thêm quy định mới là Thông tư 03. So với Thông tư 01, Thông tư 03 có một vài nội dung sửa đổi, bổ sung thắt chặt cơ cấu nợ hơn.
Mặc dù chính sách tính từ sớm, thế nhưng rất nhiều người đi vay vẫn "đứng ngoài vòng chính sách". Hai nguyên nhân xuất phát từ việc này như sau:
- Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát với diện rộng. Đồng thời nằm ngoài sự báo, đã đặt nhiều doanh nghiệp vào trường hợp báo động đỏ. Do đó, các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu nợ theo Thông tư 03 đã thiếu phù hợp trong hoàn cảnh mới, dẫn tới việc bỏ sót nhiều đối tượng.
- Ngân hàng thương mại mới có quyền quyết định cơ cấu nợ cho khách hàng, dựa vào 2 yếu tố. Người đi vay bị ảnh hưởng thực sự(không lợi dụng chính sách) và phải chứng minh được phương án phục hồi cũng như trả nợ khả thi sau cơ cấu.
Doanh nghiệp và nhà băng mong chờ Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cơ cấu nợ
Xem xét ý kiến từ nhiều nhà băng, Hiệp hội ngân hàng chia sẻ, hàng triệu tỷ đồng trong giai đoạn từ sau 10/6/2020 cho tới nay đều đã được giải ngân. Hầu như số giải ngân này đang đến kỳ hạn trả nợ.
Doanh nghiệp và nhà băng mong chờ Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cơ cấu nợ
Thế nhưng, từ cuối tháng 4/2021, dịch bệnh lại bùng phát làm cho nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn để trả nợ đúng thời hạn.
Cho nên, Hiệp hội ngân hàng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm, miễn lãi hoặc giữ nguyên nhóm nợ cho những khoản giải ngân sau ngày 10/6/2020.
Ngoài ra, dư nợ xem xét cơ cấu nợ hiện nay chỉ áp dụng với nghiệp vụ cho thuê, cho vay tài chính. Không bao gồm dư nợ phát sinh từ những nghiệp vụ cấp tín dụng khác, chẳng hạn như bảo lãnh, thẻ tín dụng, LC…
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng thời gian cơ cấu ngắn, áp lực trả nợ dồn
Có khá nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng thời gian cơ cấu ngắn và áp lực trả nợ dồn trong khi họ vẫn chưa thể phục hồi. Điều này làm cho quy định Thông tư 03 "không có nhiều ý nghĩa với họ".
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng thời gian cơ cấu ngắn, áp lực trả nợ dồn
Xét về góc độ ngân hàng, họ cho rằng khá nhiều người vay không thể chịu được áp lực trả nợ nếu số dư trả nợ cơ cấu phải phân bổ trong 12 tháng kể từ ngày bắt đầu cơ cấu nợ. Nhất là các khoản nợ thời hạn vay còn lại dài.
Đối với các khoản vay trung dài hạn, ngân hàng đánh giá cần phải cơ cấu lại hạn trả nợ một vài kỳ. Đồng thời, cần giãn số tiền này sang những kỳ sau ngày cuối cùng của thời hạn cho vay.
Ngân hàng vẫn tính lãi với dư nợ được cơ cấu
Ông Nguyễn Quốc Hùng- Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng chia sẻ, quy định tại Thông tư 03 chưa cho phép tổ chức tín dụng khoanh nợ không tính lãi với dư nợ được cơ cấu nợ bởi dịch.
Hiện nay, khoanh nợ không tính lãi mới chỉ áp dụng đối với những khoản vay phục vụ phát triển nông thôn, nông nghiệp.
Ông Hùng nói, khoanh nợ không tính lãi trong thời hạn phù hợp được coi là giải pháp cần tính tới trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp. Khoanh nợ là cơ sở để nhà băng cấp thêm vốn mới cho các doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh sau đó.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (92 votes)