Quy luật Pareto là gì? Nên sử dụng biểu đồ Pareto khi nào?
03/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Quy luật Pareto là gì? Nên sử dụng biểu đồ Pareto khi nào? Những thắc mắc này sẽ được chuyên trang giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Vì vậy, hãy bớt chút thời gian của mình cùng tham khảo ngay bạn nhé!
Quy luật Pareto là gì?
Quy tắc Pareto còn được gọi là quy luật 80/20. Trong đó có khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây nên.
Quy tắc Pareto hay còn được gọi là quy luật 80/20
Josepj M.Juran là nhà tư tưởng quản trị kinh doanh đã đề xuất quy luật này. Đồng thời đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto quan sát và cho thấy 80% đất ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số.
Chưa hết, đây cũng là quy luật phố biển trong kinh doanh. Ví dụ 80% doanh thu là từ 20% trong số khách hàng. Vì vậy 80% khiếu nại với một công ty cũng đến từ 20% khách hàng.
80 và 20 là con số không phải hiểu đúng hoàn toàn là 80, 20. Mà đây chỉ là cặp số tượng trưng mà điều Juran muốn nói đến. Do đó, Vital few – số ít trọng yếu nằm trong khoảng 20% để đưa ra các biện pháp giảm thiểu lỗi sai. Cũng như cải tiến đến nhưng vấn đề quan trọng.
Là nguyên lý quan trọng trong Six Sigma và nó không những hỗ trợ tìm ra được nguyên nhân trọng yếu của vấn đề. Mà thông qua 80/20 mày sẽ giúp chúng ta tìm được mối liên hệ của nguyên nhân và ảnh hưởng đầu ra.
Nên sử dụng biểu đồ Pareto khi nào?
Hiện tại, việc đề xuất giải pháp phù hợp là vấn đề không hề đơn giản như bạn nghĩ. Khi có quá nhiều nguyên nhân mà chi phí và nguồn nhân lực thì lại hạn chế.
Việc đề xuất giải pháp phù hợp là vấn đề không hề đơn giản khi có quá nhiều nguyên nhân
Chính vì vậy, việc khoanh vùng và xác định thứ tự ưu tiên cho những đối tượng ảnh hưởng lớn đến vấn đề là quan trọng. Thay vì giải quyết mọi thứ nhưng không mang đến hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ về biểu đồ Pareto
Một công ty sản xuất nước uống đóng chai nhựa A đưa ra chỉ tiêu một ngày phải sản xuất được 20000 sản phẩm. Với tỷ lệ hư hại là 200 chiếm 1% sản lượng đó. Tuy nhiên, mỗi ngày có gần 1000 sản phẩm lỗi chiếm đến 5% sản lượng.
Khi đó, công ty phải chi trả nhiều chi phí cho những hàng lỗi này. Công ty muốn giảm tỷ lệ lỗi này xuống chỉ còn 1%. Sau khi thống kê lại thì QA phát hiện những lỗi như bể chai, in thiếu HSD, móp chai,…
Lỗi sản phẩm |
Số lượng |
% |
Lũy kế % |
Không in HSD |
200 |
20 |
20 |
Móp chai |
550 |
55 |
75 |
Bể chai |
120 |
12 |
87 |
Nắp chai bị lỏng |
100 |
10 |
97 |
Không đủ thể tích |
30 |
3 |
100 |
Và biểu đồ Pareto được thể hiện như sau:
Từ biểu đồ này nhóm QA nhận thấy nếu giải quyết được lỗi in thiếu HSD, móp chai và bể chai giảm được 87% hàng lỗi.
Thế nhưng, nhóm QA cho thấy việc khắc phục lỗi bể chai khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn so với lõi nắp chai. Như vậy, QA hướng đến đối tượng muốn giải quyết là:
- In HSD.
- Tình trạng bị móp chai.
- Khắc phục nắp chai bị lỏng.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên đât đã giúp bạn biết được quy luật Pareto là gì và nên sử dụng biểu đồ Pareto khi nào. Nếu còn thắc mắc vấn đề nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng bạn nhé!
4.8/5 (93 votes)