Hành trình kỳ lạ về bộ não bị đánh cắp Albert Einstein sau khi qua đời

calendar 23/01/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Trước khi qua đời vào tháng 4/1955, Albert Einstein nói với gia đình của mình rằng không muốn hiến xác cho bất cứ nghiên cứu nào. Tuy nhiên sau vài giờ không chết, một vị bác sĩ giám định y khoa đã tự ý đánh cắp bộ não của Albert Einstein để nghiên cứu.

Bộ não thiên tài của Albert Einstein

Einstein sinh vào ngày 14/3/1879 tại Ulm, Württemberg, Đức. Trước khi ông phát triển về lý thuyết tương đối rộng năm 1915 và 6 năm sau đó đoạt giải Nobel hòa bình về Vật lý thì Einstein chỉ là người Do Thái trung lưu.

Khi còn nhỏ có hai sự việc ảnh hưởng sâu sắc tới ông. Đó chính là:

- Cuộc gặp gỡ với chiếc la bàn khi ông 5 tuổi. Chính điều này đã đưa Einstein tới niềm niềm đam mê suốt đời với những lực lượng vô hình trong vũ trụ.

- Khi ông 12 tuổi đã phát hiện ra cuốn sách hình học. Ông đã yêu quý và gọi nó với cái tên là “cuốn sách hình học nhỏ thiêng liêng”.


Albert Einstein – thiên tài được tôn kính

Năm 1915, Einstein đã hoàn thành và công bố lý thuyết tương đối rộng trong cộng đồng vật lý trên thế giới. Từ đó ông đã nổi tiếng là nhà vật lý học đi trước thời đại, nhà tư tưởng được ca ngợi, học giả nổi tiếng về những phương trình phức tạp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, ông đã công khai phải đối theo chủ nghĩa dân tộc Đức. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông cùng với người vợ thứ hai của mình là Elsa Einstein di cư tới Hoa Kỳ để tránh đàn áp của Đức Quốc xã.

Tới năm 1932, khi phong trào phát xít Đức ngày một mạnh mẽ đã coi những lý thuyết của ông là “vật lý Do Thái”. Cùng thời điểm đó, đất nước này đã tố cáo những công trình của Einstein.

Nhưng, Viện Nghiên cứu Cao cấp của Đại học Princeton tại New Jersey đã làm ngược lại điều đó, hoan nghênh Einstein. Ông đã làm việc tại đây và suy ngẫm về các bí ẩn của thế giới cho tới lúc ông qua đời hai thập kỷ sau đó.

Nguyên nhân về cái chết của Einstein

Vào ngày cuối của mình, Albert Einstein đang bận viết bài phát biểu nhân ngày kỷ niệm 7 năm thành lập của Nhà nước Israel thì ông đã hứng chịu cơn động mạch chủ bụng (AAA). Trước đây, ông đã từng trải qua tình trạng như thế và vào năm 1948, Einstein đã phẫu thuật cấp cứu. Tuy nhiên lần này Einstein lại từ chối phẫu thuật.

Nhưng nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của ông có thể do yếu tố khác. Đó chính là thói quen hút thuốc của ông. Theo nghiên cứu, người đàn ông hút thuốc thường có nguy cơ mắc AAA gây tử vong cao lên tới 7,6 lần. Dù bác sĩ đã nhiều lần yêu cầu ông bỏ hút thuốc, nhưng Einstein hiếm khi rời khỏi chiếc tẩu của mình.


Nguyên nhân về cái chết của Einstein

Vào ngày ông qua đời, bệnh viện Princeton đã không còn chỗ đứng cho những người đưa tiễn cũng như các nhà báo.

Ralph Morse- nhà báo của tạp chí LIFE nhớ lại “đó là sự hỗn loạn”. Nhưng, Morse vẫn cố gắng chụp được một số bức ảnh về ngôi nhà của Einstein, ông đã thu thập hình ảnh về những giá sách với cuốn sách được xếp chồng một cách cẩu thả, cùng ghi chú nằm rải rác trên bàn và phương trình được viết nguệch ngoạc trên bảng đen của Einstein.

Einstein bị đánh cắp bộ não sau vài giờ chết

Vài giờ sau khi qua đời, bác sĩ khám nghiệm tử thi là Thomas Harvey đã phẫu thuật lấy cắp bộ não của ông và đem nó về nhà khi không có sự cho phép từ phía gia đình Einstein.

Thomas Harvey tin rằng bộ não của ông cần được nghiên cứu. Bởi Einstein là người đàn ông thông minh nhất thế giới. Dù trong chúc thư, Einstein đã viết yêu cầu được hỏa táng khi chết, nhưng con trai ông là Hans đã đồng ý với Thomas Harvey. Bởi Hans rõ ràng cũng đã tin tầm quan trọng trong việc công việc nghiên cứu tâm trí của thiên tài.


Bộ não của Einstein trước khi bị mổ xẻ vào năm 1955

Harvey đã chụp ảnh bộ não của ông một cách tỉ mỉ và cắt nó thành 240 phần. Vị tiến sĩ này gửi một phần bộ não tới cho những nhà nghiên cứu khác và một phần ông đã tăng cho cô cháu gái của Einstein vào năm 90 nhưng đã bị bà từ chối.

Theo báo cáo, tiến sĩ Harvey đã đưa những bộ phận trong bộ não của Einstein đến khắp các quốc gia trong bình bảo quản được cất giữ trong tủ lạnh chuyên đựng bia.

Vào năm 1985, Harvey đã xuất bản bài báo về bộ não của Albert Einstein. Ông đã công bố nó thực sự khác với bộ não của những người bình thường, cho nên hoạt động cũng khác. Nhưng, các nghiên cứu sau đó đã bác bỏ lý thuyết này, dù vẫn có một số nhà nghiên cứu khẳng định công bố của Harvey là đúng.

Mãi tới năm 1988, tiến sĩ Harvey đã bị tước giấy phép hành nghề y. Trường hợp về bộ não của Albert Einstein có thể được tóm tắt trong câu nói ông đã từng viết trên bảng đen trong văn phòng tại Đại học Princeton: “Không phải mọi thứ đếm được đều có thể đếm được, không phải mọi thứ có thể đếm được đều được tính”.

Ngoài di sản là sự khác lạ về trí thông minh tuyệt vời và tuổi thơ, Albert Einstein cũng đã để lại cho thế hệ sau công cụ nghiên cứu khoa học bằng bộ não thiên tài của mình. Hiện nay, mọi người có thể tìm hiểu thêm và chiêm ngưỡng Einstein ở Bảo tàng Mütter tại Philadelphia.

Theo: NTDVN - Theo ATI

4.9/5 (108 votes)

17 11/24

Tiểu sử Nguyễn Lân Hiếu: Phó giáo sư và tiến sĩ y khoa tại Việt Nam

Nguyễn Lân Hiếu được biết đến là bác sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ y khoa nổi tiếng tại nước Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng là chính trị gia nổi tiếng ở nước nhà.

15 11/24

Tiểu sử Nguyễn Viết Tiến: Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa tại Việt Nam

Nguyễn Viết Tiến là một vị giáo sư, tiến sĩ Y khoa nổi tiếng tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông nguyên là Ủy viên Ban Cán sự Đảng kiêm Thứ Trưởng Bộ Y tế.

13 11/24

Tiểu sử Trần Hữu Dũng: Giáo sư kinh tế học gốc Việt tại Dayton, Ohio, Mỹ

Trần Hữu Dũng được biết đến là một giáo sư kinh tế học gốc Việt của trường Đại học Wright State ở Mỹ. Ông là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

11 11/24

Tiểu sử Nguyễn Trọng Nhân: Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của Việt Nam

Nguyễn Trọng Nhân được biết đến là bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông là người được nhân danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Anh hùng Lao động.

09 11/24

Tiểu sử Nguyễn Đình Tứ: Nhà vật lý hạt nhân tại Việt Nam

Nguyễn Đình Tứ là một trong những nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng tại nước nhà. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nhà lãnh đạo nền khoa học Việt Nam.

07 11/24

Tiểu sử giáo sư Trần Văn Khê: Nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam

Trần Văn Khê được coi là nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam. Cuộc đời của ông đã viết lên những trang sử vàng cho nền âm nhạc nước ta.

05 11/24

Tìm hiểu tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu được mệnh danh là giáo sư nổi tiếng tại Việt Nam. Ông là người giành được huy chương Fields của đất nước ta.

03 11/24

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà kinh tế học Adam Smith

Adam Smith là nhà kinh tế học và triết học nổi tiếng trên thế giới. Ông được quý độc giả biết đến qua tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc của các của cải quốc gia.

01 11/24

Tiểu sử về tác giả Lê Hữu Trác: Bậc thiên tài kiệt xuất của nền y học Việt Nam

Lê Hữu Trác là một bậc thiên tài kiệt xuất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Không những thế, ông còn là bậc danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc.

30 10/24

Tiểu sử Nikola Tesla: Cha đẻ của dòng điện xoay chiều và những sáng chế không tưởng với nhân loại

Thiên tài khoa học Nikola Tesla được đông đảo mọi người biết đến là một trong những nhà phát minh người Mỹ gốc Sebria vĩ đại nhất của lịch sử loài người.

28 10/24

Tiểu sử Henri Poincaré: Con quỷ toán học làm thay đổi Thế Giới - 51 lần được đề cử giải Nobel Vật Lý

Henri Poincaré là một nhà toán học nổi tiếng người Pháp. Từng 51 lần được đề cử giải Nobel Vật lý. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều cống hiến khoa học quan trọng.

26 10/24

Tiểu sử Plato: Một trong ba nhà triết học vĩ đại thời Hy Lạp - Người thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Plato là một trong ba trụ cột triết học vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại. Ông là học trò của Socrates và thầy Aristotle, đã đặt cơ sở cho nền văn minh Tây Phương.

24 10/24

Tiểu sử Leonhard Euler: Thiên tài toán học mù lòa và kho tàng nghiên cứu lớn nhất lịch sử

Leonhard Euler được biết đến là một thiên tài toán học với nhiều công trình quan trọng. Ngoài ra, ông còn là người viết nhiều ấn phẩm khoa học nhất trong lịch sử.

22 10/24

Tiểu sử Phạm Thái Bình: Nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Đại học Giao Thông Vận Tải

Phạm Thái Bình là gương mặt trẻ tiêu biểu có nhiều đóng góp nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực kỹ thuật địa chất được đăng tải trên các bài báo học thuật nổi tiếng thế giới.

20 10/24

Tiểu sử Max Planck: Nhà khoa học khai sáng thuyết lượng tử trong vật lý

Max Planck là một nhà vật lý với nhiều đóng góp trong khoa học, người khai sáng thuyết lượng tử đặt nền móng cho những thành tựu công nghệ hiện đại ngày nay.

18 10/24

Tiểu sử Ludwig Boltzmann: Nhà khoa học bắc cầu cho vật lý hiện đại

Ludwig Boltzmann là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ XIX. Đặc biệt nổi tiếng nhất là lý thuyết giải thích thống kê của ông về định luật thứ hai của nhiệt động lực học.