Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng phải đối mặt với mức án ra sao?
08/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Chiều ngày 24/3, Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với doanh nhân Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam).
Vậy bà có những tội danh gì? Và phải đối mặt với mức án như thế nào? Đây chính là điều dư luận xã hội hết sức quan tâm. Ngay sau đây, bài viết này chuyên trang sẽ chia sẻ đến bạn thông tin hot nhất làm dậy sóng cộng đồng mạng trong những ngày qua.
Các tội danh của bà Nguyễn Phương Hằng
Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng bị bắt giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015 và được sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng khi bi bắt
Cũng theo nguồn tin trên, Viện kiểm sát nhân TP Hồ Chí Minh đã phê chuẩn quyết định này.
Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối mặt với mức án phạt ra sao là điều dư luận hết sức quan tâm trong những ngày qua.
Một số quy định của Hiến pháp về quyền tự do dân chủ của công dân
Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo như quy định của pháp luật, các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.
Hình ảnh tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường
Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, kinh tế, dân sự,... được pháp luật thừa nhận và bảo hộ(như quyền tự do kinh doanh hay quyền thừa kế…).
Một số các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Bao gồm những quyền sau đây:
- Quyền tự do ngôn luận, phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.
- Quyền tự do báo chí, tự do viết bài, in báo và đưa tin cho báo chí.
- Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó nhất định.
- Quyền tự do hội họp, được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi các ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.
- Quyền tự do lập hội, được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ đến tiến bộ xã hội.
- Ngoài ra, các quyền tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo,...
Quy định của pháp luật về việc xâm phạm lợi ích
Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, theo Điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gồm:
Theo phân tích của luật sư, bị can Nguyễn Phương Hằng có thể đối mặt với mức án cao nhất lên đến 7 năm tù giam
- Người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,tự do báo chí,... và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội, sẽ bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Có thế thấy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ nhận mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vụ án doanh nhân Nguyễn Phương Hằng. Đừng quên theo dõi chuyên trang để được biết thêm những thông tin hấp dẫn khác.
Theo: suckhoedoisong.vn
4.8/5 (66 votes)