Thừa kế có những loại nào? Quy định của pháp luật về các trường hợp chia thừa kế
28/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống theo quy định của pháp luật. Trong đó, tài sản của người đã chết chính là di sản.
Vậy theo pháp luật, các trường hợp chia thừa kế được quy định như thế nào? Để có được câu trả lời, mời quý độc giả hãy cùng chuyên trang tham khảo những thông tin sau:
Theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là bên lập di chúc muốn thể hiện ý nguyện cuối cùng về việc định đoạt, sử dụng tài sản của mình sau khi qua đời.
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống theo quy định của pháp luật
Điều kiện
- Điều kiện chung: Vì di chúc có bản chất là giao dịch dân sự đơn phương, vì thế cần phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch này được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Điều kiện riêng: Di chúc hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện(được quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015) về năng lực, ý chí của chủ thể lập di chúc, nội dung và hình thức của di chúc.
Bên cạnh đó, nội dung của di chúc phải phù hợp với ý chí của pháp luật, Nhà nước, đạo đức, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và lợi ích công cộng.
Nguyên tắc phân chia di sản
Phân chia di sản được thực hiện theo nguyên tắc dựa trên ý chí của người lập di chúc, tôn trọng quyết định, sự định đoạt tài sản của người lập di chúc.
Nếu muốn biết cụ thể hơn về nguyên tắc này, bạn có thể tìm hiểu tại Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo pháp luật
Căn cứ vào Điều 649 BLDS năm 2015, thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định được gọi là thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định được gọi là thừa kế theo pháp luật
Quy định thứ tự về người thừa kế
Theo quy định, người thừa kế chỉ có thể là cá nhân và những người có quyền thừa kế di sản của người đã mất. Việc thừa kế theo hàng sẽ được xác định dựa trên 3 mối quan hệ là: Hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, cụ thể:
- Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
- Hàng thứ 2: Ông bà nội, Ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
- Hàng thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, cháu, chắt ruột của người đã chết.
Những người thừa kế ở cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Hàng sau chỉ được hưởng nếu hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết hoặc không có quyền hưởng, bị truất quyền và từ chối nhận di sản.
Những trường hợp nào áp dụng chia thừa kế theo pháp luật?
Theo quy định của pháp luật, những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật gồm có:
- Trường hợp 1: Không có di chúc.
Những người thừa kế ở cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau
- Trường hợp 2: Có di chúc nhưng không hợp pháp.
- Trường hợp 3: Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Tổ chức, cơ quan được hưởng thừa kế vào thời điểm mở thừa kế không còn tồn tại.
- Trường hợp 4: Người được chỉ định làm người thừa kế nhưng không có quyền hưởng di sản.
- Trường hợp 5: Người được chỉ định làm người thừa kế nhưng từ chối nhận di sản.
- Trường hợp 6: Trong di chúc, phần di sản không được định đoạt.
Nguyên tắc phân chia di sản
Việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định của pháp luật như: Đều nhau, theo thứ tự hàng, phân chia cho người nằm trong diện thừa kế.
Phương thức phân chia bao gồm: chia theo hiện vật, giá trị hiện vật. Trong trường hợp nếu không thỏa thuận được, hiện vật sẽ được bán để chia.
Theo Fblaw.vn
4.9/5 (81 votes)