Cách thức hoạt động của tín dụng đen - Hướng dẫn cách xử lý khi vướng phải hoạt động tín dụng đen

calendar 01/01/1970 user Đăng bởi: Hà Thu

Tình trạng hoạt động tin dụng đen trong thời gian gần đây ngày một phức tạp và tinh vi. Gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của rất nhiều người dân hiện nay. Sau đây là bài viết chia sẻ chi tiết về những thực trạng của hoạt động tín dụng đen.

1. Cách thức hoạt động của tín dụng đen:

- Cách thức hoạt động: “núp bóng” dưới loại hình Công ty tài chính, câu kết với băng nhóm xã hội đen,…

- Chào mời hấp dẫn để người vay “sập bẫy” đăng ký vay: giải ngân ngay, không cần thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng hình ảnh nhạy cảm hoặc ảnh chứng minh nhân dân, cung cấp mật khẩu điện thoại hoặc tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản mạng xã hội, tài khoản icloud hoặc cài đặt ứng dụng (app, web) của “Tín dụng đen” trên điện thoại.

Cách thức hoạt động của tín dụng đen

- Đối tượng: người thiếu hiểu biết về hoạt động “Tín dụng đen”, đang kẹt tiền,… (công nhân, nhân viên văn phòng, khu công nghiệp, sinh viên,…)

- Lãi suất: chậm trả nợ sẽ bị phạt số tiền gấp nhiều lần số tiền đã vay (lãi suất “cắt cổ” (có thể lên đến 4,4%/ngày, tương đương 30,8%/tuần, 132%/tháng và 1.600%/năm) hoặc lãi suất đúng quy định nhưng sẽ thu thêm các khoản phí “cắt cổ” khác) hoặc thậm chí phải trả 1 khoản tiền do “tín dụng đen” ấn định vì nắm giữ các điểm yếu, nhạy cảm của người đi vay.

- Thủ đoạn đòi nợ: sử dụng nhiều thủ đoạn đe dạo, áp đảo tâm lý để gây sức ép trả tiền, phổ biến có các hành vi sau:

+ tận dụng công nghệ, nền tảng trên mạng xã hội, website, ứng dụng điện thoại (sử dụng phần mềm truy vết từ Facebook, dụ cài app có chứa mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone) nhằm tìm kiếm danh bạ điện thoại, thông tin, hình ảnh, video clip, tài liệu nhạy cảm của các Mối liên hệ liên quan (người thân, đồng nghiệp, bạn bè,… thậm chí là cả chính quyền địa phương / lãnh đạo xã luôn)

+ khủng bố cuộc gọi, tin nhắn liên tục bằng nhiệu số điện thoại “sim rác” khác nhau nhằm dọa nạt, đe dọa bằng nhân công và hệ thống gọi tự động đối với Mối liên hệ liên quan yêu cầu có biện pháp, hành động xử lý khoản nợ, nếu không sẽ bị liên đới (nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, theo dõi,…)

+ tung số điện thoại lên diễn đàn như mua bán thuốc yếu sinh lý, websex,…

+ in tờ rơi với nội dung nhục mạ, đe dọa, gây mất thanh danh, uy tín rồi dán, rải,… nhiều nơi (nhà, công ty,…), đe dọa sẽ đưa nạn nhân ra nước ngoài giết, bán thận lấy tiền,…

Hình thức tin dụng đen xuất hiện khắp mọi nơi

- Về cơ sở pháp lý:

+ Nhà nước cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021)

+ Pháp luật quy định Công ty tài chính phải thiết lập quy định nội bộ về: Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật. (Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành)

+ Pháp luật yêu cầu công ty tài chính có trách nhiệm giải quyết và trả lời khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) kể từ khi tiếp nhận khiếu nại về số tiền cho vay, lãi suất, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ quy định tại hợp đồng cho vay tiêu dùng; về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ, thông tin sai về nghĩa vụ nợ tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại về nội dung khác. (Thông tư 18/2019/TT-NHNN)

Thực trạng quản lý của cơ quan chức năng

- Về thực tiễn xã hội:

+ Tuy rằng, các cơ quan lập pháp có quy định hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn nạn của “Tín dụng đen” như trích dẫn trên, tuy nhiên, hoạt động tín dụng đen vẫn diễn biến rất phức tạp và cơ quan chức năng cũng bế tắc “giải quyết triệt để” vì nhiều biến tướng tinh vi mà không có một cơ chế kiểm soát toàn diện.

+ Vì vậy, phía Cơ quan nhà nước (Cục Cảnh Sát Hình Sự, Công an Tp. HCM,…), cụ thể là ông … đưa ra giải pháp (i) tuyên truyền, khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, tránh mắc vào những cái bẫy mời chào “đường mật” của các đối tượng; khiếu nại công ty tài chính về biện pháp đôn đốc, đòi nợ.

- Khi đồng nghiệp hoặc người thân bị quấy rối bởi hoạt động tín dụng đen bạn cần thực hiện ngay các việc như sau:

+ Thu thập thông tin từ nhân sự bị quấy rối (hình ảnh, thủ đoạn, thông tin,…) và người liên quan tín dụng đen (khoản vay liên quan, tổ chức vay,…)

+ yêu cầu người liên quan phải chủ động giải quyết vấn đề cá nhân và trình báo, khiếu nại tới tổ chức tín dụng liên quan.

 

CÔNG AN TP HỒ CHÍ MINH
STT TÊN CƠ QUAN ĐỊA CHỈ SỐ ĐIỆN THOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC
1 Phòng an ninh điều tra 268 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 02838 413 744 24/24h
2 Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra 0693 187 680
3 Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội 459 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Quận 1 0693 187 200

 

+ Lưu giữ các tin nhắn, ghi âm, số điện thoại có nội dung đe dọa, làm phiền

+ Trình báo cho tổ chức tín dụng liên quan, cơ quan công an (phường hoặc cơ quan điều tra như bảng bên dưới) để can thiệp tùy từng mức độ, mà thực tế chủ yếu là gửi thông tin để cơ quan công an tổng hợp lập chuyên án giải quyết.

Hướng dẫn chặn tin nhắn và cuộc gọi rác

+ Truy cập website: https://thongbaorac.ais.gov.vn/ phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác để Cục An Toàn Thông Tin thu thập dữ liệu cho công tác phòng chống tội phạm (Thông tư 22/2021/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành)

Theo: Serena

4.9/5 (105 votes)

23 04/24

Những điều cần biết về Luật Hộ tịch và Căn cước công dân

Luật Hộ tịch và Căn cước công dân đã mở ra thời kỳ mới cho công tác quản lý, đăng ký Hộ tịch ở Việt Nam với nhiều điểm mới quan trọng. Đó là đạo luật điều chỉnh một cách tập trung, tổng thể về các vấn đề Hộ tịch.

21 04/24

Hướng dẫn chi tiết các thủ tục ly hôn mới nhất hiện nay

Ngày nay, nhu cầu ly hôn đang rất phổ biến và tăng cao, thường rơi ở độ tuổi còn trẻ, đây là sự lựa chọn cuối cùng không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân.

19 04/24

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng phải đối mặt với mức án ra sao?

Chiều ngày 24/3, Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với doanh nhân Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam)

17 04/24

Cách thức hoạt động của tín dụng đen - Hướng dẫn cách xử lý khi vướng phải hoạt động tín dụng đen

Tình trạng hoạt động tin dụng đen trong thời gian gần đây ngày một phức tạp và tinh vi. Gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của rất nhiều người dân hiện nay. Sau đây là bài viết chia sẻ chi tiết về những thực trạng của hoạt động tín dụng đen.

15 04/24

Thừa kế có những loại nào? Quy định của pháp luật về các trường hợp chia thừa kế

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống theo quy định của pháp luật. Trong đó, tài sản của người đã chết chính là di sản.

13 04/24

Trường hợp nào không bị xử phạt khi ngoại tình?

Có văn bản pháp luật nào định nghĩa về ngoại tình không? Việc sống chung với nhau như vợ chồng là như thế nào? Để giải đáp được các thắc mắc này, mời quý độc giả theo dõi những nội dung có trong bài viết dưới đây!