Hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã thay đổi cấu trúc để giảm rủi ro
08/09/2020 Đăng bởi: Hà Thu
Sau đại dịch Covid – 19, ngành thép đã và đang có sự thay đổi cấu trúc. Những doanh nghiệp hiện đang có xu hướng đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu sự phụ thuộc cũng như rủi ro. Trong đó, việc hợp nhất có thể tăng theo hướng có lợi cho các công ty dẫn đầu thị trường.
Covid- 19 tiếp tục gây áp lực lớn lên tình hình kinh tế trong năm 2020
Đại dịch Covid – 19 đã bùng phát hai lần nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục gây áp lực lớn lên tình hình kinh tế năm 2020. Theo ghi nhận, trong 6 tháng qua ngành xây dựng chỉ tăng trưởng khoảng 4,5%, thấp hơn mức 7,8% cùng kỳ nhưng loại cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 1,8%. Cùng với đó sản lượng tiêu thụ thép ống và thép xây dựng giảm lần lượt là 6,8% và 8,1%. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ tôn mạ chỉ giảm có 1,2% do nhu cầu trong nước mạnh.
Covid- 19 tiếp tục gây áp lực lớn lên tình hình kinh tế trong năm 2020
Điều đáng kể nhất đó chính là những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Do nhu cầu cách ly xã hội để kiểm soát Covid-19 và sự suy yếu đã khiến cho sản lượng thép thành phẩm xuất khẩu giảm mạnh, khoảng 12,8%. Và sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ cũng giảm lần lượt là 12,6% và 12,1%.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành thép đã thay đổi cấu trúc sau Covid-19 để giảm rủi ro
Theo giới phân tích, ngành thép hiện đã có sự đổi thay cấu trúc sau Covid-19 để giảm thiểu rủi ro. Những doanh nghiệp đang có xu hướng đa dạng hóa hơn về cơ sở thị trường xuất khẩu để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường. Bên cạnh đó, việc hợp nhất cũng có thể tăng tốc theo hướng có lợi cho những công ty đang dẫn đầu thị trường.
Ghi nhận bởi VDSC (Chứng khoán Rồng Việt), doanh nghiệp đầu ngành vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Riêng với Hòa Phát (HPG) đã giành thêm được thị phần miền Nam và miền Trung giúp nâng được thị phần trong cả nước từ 26% lên tới 31%.
Thị phần thép xây dựng
Được biết, nhu cầu thép dài hiện đang tăng cao bởi những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Không những ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước Châu Á khác. Và HPG cũng đã chuẩn bị gia tăng trong những tháng cuối năm 2020 vì chi phí sản xuất tăng. Tuy nhiên HPG cũng đang phải đối mặt với rủi ro về nguyên vật liệu cũng như giá thép. Điều này có thể sẽ gây biến động bất lợi và mảng thép cán nóng sẽ gặp khó khăn về khâu vận hành nhà máy và giá bán.
Ngược lại, Posco SS (một công ty thành viên của Posco) đã rời mảng thép dài, còn Vinakyoei đang chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Còn với tôn mạ, thị phần của TVP Steel đang tiếp tục tăng, từ 5,5% (năm 2018) lên 7,4% (năm 2019), và tăng đến 10,6% (6 tháng đầu năm 2020). Trong thời gian ngắn hạn, giá HRC tăng sẽ giúp cho Nam Kim (NKG) và Hoa Sen (HSG) hưởng lợi.
Về phía doanh nghiệp, việc cạnh tranh trong ngành trở nên khốc liệt hơn. Còn về mặt tài chính, nợ vay đã giảm dần. Điều này giúp cho HSG cũng giảm đáng kể chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, hàng tồn kho duy trì tạo mức thấp đã khiến giá thép cán nóng (HRC) giảm mạnh.
Ngành thép tiếp tục hưởng lợi từ đầu tư công và dòng vốn FDI
Quy mô vốn (tỷ USD) cùng với số lượng dự án FDI tại Việt Nam
Trong thời gian tới, giới phân tích dự báo ngành thép sẽ đón cơ hội tiềm năng từ việc đầu tư công cùng với dòng vốn FDI. Cụ thể:
- Ngành thép có thể sẽ được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công vào trong cơ sở hạ tầng. Nhưng, quá trình giải ngân vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn khoảng 22% trong 700 nghìn tỷ ngân sách đầu tư công sẽ chi cho những dự án hạ tầng giao thông lớn. Đồng thời tiến độ thực hiện giải ngân hiện tại vẫn còn chậm. Trong nửa đầu năm 2020 mới hoàn thành 22% kế hoạch giải ngân.
- Sự dịch chuyển của các nhà máy sang nước ta sẽ góp phần thúc đẩy được nhu cầu tôn mạ và thép ống. Việt Nam hiện đang sở hữu năng lực cạnh tranh mạnh mẽ giúp thu hút dòng vốn FDI, gồm các hiệp định thương mại tự do, khả năng kiểm soát dịch bệnh, chi phí nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Quy mô đầu tư công tại Việt Nam (tỷ đồng)
Mặt khác, Việt Nam còn là một trong những điểm tới ưa thích của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi có dự định mở rộng kinh doanh. Có tới 15 trong số 30 doanh nghiệp Nhật đã chọn lựa Việt Nam là nơi để mở nhà mới ngay khi rời khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên quá trình dịch chuyển những nhà máy vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Và trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng số vốn đăng ký cấp mới, bổ sung đã tăng 21% so với cùng kỳ và lượt dự án giảm khoảng 22%. Trong đó, dự án LNG Bạc Liêu đã chiếm 4 tỷ USD.
Theo: Trí thức trẻ
4.9/5 (104 votes)