Tìm hiểu 5 loại mô hình tổ chức bộ máy doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

calendar 13/01/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Một tổ chức bộ máy hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đủ ổn định để thực thi thành công những chiến lược, đồng thời duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược tương lai. Vậy để hiểu hơn về các loại mô hình tổ chức bộ máy doanh nghiệp phổ biến nhất 2021, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Hierarchical Organization- Mô hình tổ chức phân quyền

Tổ chức phân quyền là hình thức tổ chức lâu đời và đơn giản nhất hiện nay. Cơ cấu của mô hình này hoạt động theo trình tự: Cấp cao nhất (CEO) ban hành chỉ thị truyền đạt xuống quản lý cấp trung (CHRO, COO, CFO và CMO) rồi đến cấp nhân viên.

Nếu như nhân viên muốn đề xuất ý kiến, thì họ sẽ trực tiếp sẽ gửi đề xuất lên quản lý. Sau khi đề xuất được phê duyệt, lại được chuyển lên quản lý cấp cao. Và khi có kết quả sẽ được trả cho nhân viên theo trình tự ngược lại.

Hierarchical Organization- Mô hình tổ chức phân quyền

Ưu điểm của mô hình tổ chức phân quyền

Tổ chức doanh nghiệp theo mô hình Hierarchical Organization mang lại những lợi ích như:

- Phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp.

- Lộ trình thăng tiến trong doanh nghiệp rõ ràng.

- Doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển cho nhân viên dựa trên những kỹ năng chuyên môn.

Nhược điểm

Tuy nhiên, mô hình tổ chức phân quyền này lại quá cồng kềnh, và nó gây ra nhiều bất lợi như:

- Chậm trễ trong khâu xử lý bởi qua nhiều cấp độ lãnh đạo khác nhau.

- Mô hình gây ra sự cách biệt trong quá trình giao tiếp, nhất là cấp dưới với cấp trên.

- Ngoài ra nó còn khiến doanh nghiệp không thể thống nhất được mục tiêu chung.

- Thiếu sự phối hợp giữa những phòng ban.

Functional Organization- Mô hình cơ cấu theo chức năng

Đây là loại hình cơ cấu tổ chức được tách riêng từng chức năng quản lý do bộ phận, cơ quan (hành chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất) đảm nhận. Đặc điểm của cơ cấu này là nhân viên chức năng cần phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu chuyên môn trong phạm vi quản lý của mình.

Functional Organization- Mô hình cơ cấu theo chức năng

Ưu điểm

Mô hình Functional Organization đem tới cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

- Đưa ra cho mọi nhân viên trong các bộ phận những chỉ dẫn rõ ràng.

- Trách nhiệm của tất cả công nhân và bộ phận đều cố định. Điều này giúp cho trách nhiệm giải trình chính xác hơn với công việc của họ.

- Mỗi một người quản lý sẽ là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bởi họ phải thực hiện số lượng giới hạn các chức năng. Chính vì lẽ đó, chuyên môn hóa hoàn toàn sẽ trở thành phần quan trọng của cơ cấu chức năng. Nó giúp cải thiện về chất lượng của sản phẩm.

- Do công việc yêu cầu là hữu hình và xác định nên tổ chức đã áp dụng nguyên tắc chuyên môn hóa lao động tại các cấp quản lý. Điều này dẫn tới việc tiêu chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt.

- Việc lập kế hoạch và giám sát trở nên hiệu quả hơn với mô hình này.

Nhược điểm

Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng cũng có một số nhược điểm đem tới nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như:

- Vì không có người kiểm soát công nhân trực tiếp, cho nên sự phối hợp là điều rất khó có thể đạt được.

- Khả năng đưa ra quyết định tức thì kém vì hệ thống phân cấp.

- Tạo ra những rào cản giữa các bộ phận chức năng. Nó làm hạn chế sự giao tiếp, trao đổi của các bộ phận, đồng thời còn gây trở ngại nếu như cần bất kỳ một sự hợp tác nào.

- Do phân chia giám sát, cho nên việc thực hiện sẽ không thể diễn ra ngay lập tức được.

- Với mô hình này sẽ có nhiều người quản lý ngang nhau trong cùng bộ phận. Cho nên những xung đột lãnh đạo là không thể thiếu.

- Các chuyên viên sẽ có ít cơ hội được đào tạo toàn diện. Vì thế khó có thể lên chức, dần dần họ sẽ bỏ qua những mục tiêu do tổ chức thiết lập.

Matrix Organization- Mô hình cấu trúc ma trận

Mô hình này được vận hành dựa vào hệ thống quyền hạn cùng với sự hỗ trợ đa chiều. Mọi thông tin sẽ được luân chuyển theo chiều ngang (tuyến sản phẩm hay là cơ sở hoạt động) và cả chiều dọc (tức là tuyến chức năng hoạt động).

Matrix Organization- Mô hình cấu trúc ma trận

Ưu điểm

Mô hình ma trận này có thể giải quyết được rất nhiều hạn chế trong mô hình phân quyền truyền thống. Cụ thể:

- Nâng cao được hiệu quả trong giao tiếp của tổ chức.

- Cho phép những cá nhân dùng kỹ năng chuyên môn trong các bối cảnh khác nhau của doanh nghiệp.

- Mô hình cấu trúc ma trận còn thúc đẩy sự phối hợp giữa những phòng ban.

- Rút ngắn được quá trình đưa ra những quyết định trong doanh nghiệp.

- Đồng thời sử dụng mô hình này doanh nghiệp bạn còn tận dụng được nguồn lực giữa những phòng ban.

Nhược điểm

Tuy nhiên, mô hình cấu trúc ma trận cũng đem lại nhiều khó khăn như:

- Những thành viên trong nhóm có thể sẽ bỏ bê, lơ là trách nhiệm của mình.

- Phải mất thời gian cho đội ngũ nhân sự có thể quen được với cấu trúc vận hành mới này.

- Ngoài ra mô hình này còn dễ xảy ra các xung đột lợi ích giữa quản lý chức năng và quản lý dự án.

Flat Organization- Mô hình cấu trúc phẳng

Những công ty sử dụng mô hình cấu trúc phẳng thường sẽ không có các chức danh công việc. Trong tổ chức tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau. Tổ chức doanh nghiệp theo mô hình này còn gọi là tổ chức tự quản lý.

Với Flat Organization, mọi thành viên đều công bằng với nhau

Ưu điểm

Việc áp dụng mô hình cấu trúc phẳng đem lại cho công ty những lợi ích sau:

- Giúp nâng cao mức độ trách nhiệm của các nhân viên trong công ty.

- Tinh gọn được bộ máy, đồng thời loại bỏ các lớp quản lý dư thừa.

- Bên cạnh đó mô hình còn giúp gia tăng mức độ giao tiếp trong doanh nghiệp.

- Rút ngắn được thời gian phê duyệt những quyết định.

- Giảm thiểu chi phí nhân sự do cắt giảm quản lý cấp trung.

Nhược điểm

Tuy nhiên, mô hình Flat Organization cũng có một số điểm hạn chế như:

- Tạo ra sự tranh giành quyền lực giữa những cấp quản lý. Điều này đã khiến cho nhân viên trong công không có quản lý cố định để thường xuyên báo cáo.

- Mô hình này được coi là rào cản với sự tăng trưởng của công ty.

- Mặt khác do không có sự rõ ràng về quyền hạn nên việc phê duyệt khá khó khăn.

- Flat Organization cũng đã hình thành khoảng trống quyền lực trong công ty..

- Nó khiến cho nhân viên ít có cơ hội thăng tiến.

Holacratic Organizations- Mô hình quản lý phi tập trung

Với Holacratic Organizations, doanh nghiệp của bạn không cần tới cấp bậc, chức danh. Quyền lực giữa những cá nhân đều được phân bổ như nhau. Nó khác với mô hình phẳng là công việc lúc này sẽ được phân công theo vai trò. Đồng thời một nhân viên có thể đảm nhận được nhiều vai trò và nằm trong vòng tròn Circle.

Holacratic Organizations được coi là mô hình quản trị hiện đại

Ưu điểm

Với mô hình phi tập trung, công ty, doanh nghiệp có thể sẽ dễ dàng trong việc:

- Truyền bá mục tiêu cùng với sứ mệnh tổ chức.

- Khuyến khích đội ngũ nhân viên sáng tạo và chủ động hơn trong công việc.

- Rút gọn được quá trình phê duyệt cũng như ra quyết định.

- Đồng thời còn thúc đẩy được sự gắn kết giữa các nhân viên cùng với tổ chức.

Nhược điểm

Thoạt nhìn mô hình Holacracy có vẻ là một mô hình lý tưởng dành cho mọi công ty, doanh nghiệp hiện đại. Nhưng nó lại khiến nhiều cho nhiều doanh nghiệp phải lao đao khi triển khai.

Bởi lẽ Holacracy vận hành không cần tới những nhà quản lý. Chính vì thế việc tranh giành lợi ích giữa những nhóm cũng như tình trạng rối loạn luồng thông tin xảy ra thường xuyên.

Tạm kết

Trên đây là 5 mô hình tổ chức bộ máy doanh nghiệp phổ biến nhất 2021. Để chọn lựa được mô hình phù hợp, các nhà quản trị cần căn cứ đặc điểm, định hướng của công ty mình. Ngoài ra để quản lý tổ chức hiệu quả, ngoài việc xây dựng mô hình, thì nhà quản lý cũng nên tìm tới những phần mềm quản trị doanh nghiệp.

Theo: resources.base.vn

4.9/5 (105 votes)

30 11/24

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả

Xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và đối tác,…

28 11/24

Mô hình STP trong doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mô hình STP hiệu quả

Mô hình STP hiệu quả giúp đơn vị thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các bước xây dựng gồm xác định thị trường mục tiêu, phân khúc Segmentation, định vị thương hiệu,…

26 11/24

6 đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công

Đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công gồm những tính cách như biết lắng nghe, trở thành tấm gương cho cấp dưới noi theo, hòa đồng, trọng lời hứa,…

24 11/24

Các giai đoạn phát triển của Startup

Các giai đoạn phát triển của Startup gồm 4 giai đoạn định hướng, thử thách, hòa nhập và phát triển. Trong mỗi giai đoạn Startup sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội khác nhau.

22 11/24

CPO là gì? 6 yếu tố cần có ở vị trí CPO

CPO là người đứng đầu nuôi dưỡng sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu đến khi cho ra thị trường. Nói cách khác, đây là vị trí không thể thiếu đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

20 11/24

5 cấp độ lãnh đạo - Bí quyết mang đến sự thành công

5 cấp độ lãnh đạo là chức vụ, sự cho phép, định hướng kết quả, phát triển nhân lực, đỉnh cao. Mô hình này được công bố bởi John.

18 11/24

Nhà lãnh đạo 5 cấp độ: Kết hợp hoàn hảo của khiêm nhường & kiên định

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp hoàn hảo của sự khiêm nhường & kiên định. Vậy bạn hiểu như thế nào về người lãnh đạo ở cấp độ này?

16 11/24

Chiến lược kinh doanh có những loại hình nào, mấy cấp?

Chiến lược kinh doanh hiểu một cách đơn giản là phương pháp, cách thức hoạt động của một công ty, tập đoàn. Mục đích nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

14 11/24

Chiến lược cấp công ty là gì? 6 chiến lược chức năng trong doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty là chiến lược tổng thể nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi kinh doanh của công ty.

12 11/24

Chi phí chất lượng là gì? Có tầm quan trọng việc kiểm soát như thế nào?

Chi phí chất lượng là mức chi phí quan trọng trong giá trị doanh thu của một doanh nghiệp và chiếm đến hơn 35%. Chi phí này mang lại cho các nhà sản xuất cơ hội phân tích và cải thiện hoạt động của họ.

10 11/24

Tìm hiểu thông tin từ a-z về OEE

OEE là thuật ngữ và thông số phổ biến trong bảo trì năng suất toàn diện. Mục tiêu của OEE và việc xác định sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến liên tục.

08 11/24

Thương hiệu Boeing vs Airbus: Giải mã thế độc quyền lưỡng cực

Trải qua ba thập kỷ, Boeing và Airbus là 2 thương hiệu nổi tiếng đã độc chiếm thị trường máy bay thương mại điện tử.

06 11/24

Chuyển đổi số là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Chuyển đổi số là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc lĩnh vực khác nhau. Chúng đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.

04 11/24

Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cần điều kiện gì?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người quản lý, quản trị trong công ty. Là người lập kế hoạch, chương trình và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị,… Mặt khác, người giữ chức vụ này có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong phát triển của doanh nghiệp.

02 11/24

Rủi ro là gì? 2+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Thực tế đã cho thấy rằng, mỗi một con người trong chúng ta hàng ngày đều vẫn luôn phải đối diện với những sự rủi ro đến từ chính cuộc sống đời thường của bản thân mình.

31 10/24

Risk measurement là gì? Các phương pháp để đo lường rủi ro trong thực tế

Trong thực tế, khó khăn là điều khó tránh khỏi nếu bạn tham gia bất kì hạng mục hoặc dự án nào ở hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách để đo lường rủi ro.