Tiểu sử Trần Quốc Hương: Chính trị gia nổi tiếng tại Việt Nam
08/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Trần Quốc Hương là một trong những chính trị gia nổi tiếng của nước VNDCCH. Ông là người chỉ huy mạng lưới tình báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống Hoa Kỳ và Việt Nam trong chiến tranh.
Bên cạnh đó, đồng chí còn là người có công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng, dân tộc. Cùng theo dõi nội dung chia sẻ của bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tiểu sử của chính trị gia.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Trần Quốc Hương
Trần Quốc Hương(tên thật là Trần Ngọc Ban) sinh ngày 20/12/1924 tại Hà Nam và mất ngày 11/06/2020. Quê hương ông thuộc xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Nghệ An. Đồng chí được biết đến là một trong những chính trị gia nổi tiếng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trần Quốc Hương là một trong những chính trị gia nổi tiếng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ông nguyên là Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Nội chính TW kiêm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đồng thời ông cũng là người chỉ huy mạng lưới tình báo chống Hoa Kỳ và Việt Nam trong chiến tranh. Đồng chí sinh ra và lớn lên trong gia đình có tiếng tư sản nhưng cha ông lại mang nhiều nét chất phác, cần kiệm của người nông dân Bắc Bộ.
Từ khi còn nhỏ, ông đã được cha cho đi học chữ Nho. Người thầy dạy đồng chí cũng chính là người giác ngộ Trần Ngọc Ban rồi đưa ông đến với Cách mạng.
Khi mới 14, 15 tuổi, Hương đã tích cực tham gia phong trào Thanh niên dân chủ. Khi học hết lớp nhất tại trường tiểu học Phủ Lý thì Trần Ngọc Ban chuyển lên Hà Nội nhập học ở trường dòng phố Nhà Chung. Thời gian này, ông đã nhiệt tình tham gia Hội truyền bá quốc ngữ và phong trào Hướng đạo.
Tóm tắt sự nghiệp của chính trị gia Hương
Năm 1943, ông đã gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương rồi lần lượt hoạt động trong Đoàn Thanh niên Dân chủ, Phản đế, Ủy viên Ban Chấp hành thanh niên Cứu quốc Hà Nội. Trong sự nghiệp tham gia chính trị, Trần Quốc Hương từng giữ nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể:
Năm 1943, ông đã gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương rồi lần lượt hoạt động trong Đoàn Thanh niên Dân chủ, Ủy viên Ban Chấp hành thanh niên Cứu quốc Hà Nội
Giai đoạn |
Nội dung |
1942 |
Trong cuộc đấu tranh ủng hộ Liên Xô, ông bị Thực dân Pháp bắt giam ở Hoả Lò, Hà Nội. Ở trong tù, ông giữ vững khí chất của người cách mạng nên được mọi người tin cậy. |
1943 |
Khi ra tù, ông bắt được liên lạc hoạt động ngay rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, đồng chí được phân công về làm Tỉnh uỷ Phúc Yên, Tỉnh uỷ viên. |
1944 |
Đồng chí được Tổng bí thư Trường Chinh bầu vào Ban Công tác đội của Thường vụ TW để lọ căn cứ địa rồi làm phái viên liên lạc với những đầu mối đặc biệt thuộc TW. |
08/1945 |
Ông đảm nhiệm chức vụ thư ký, phụ trách Văn phòng của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. |
1946 |
Đồng chí làm Bí thư Hội Công nhân Cứu quốc Hà Nội và phụ trách Nhà in Tiến Bộ, Báo Cờ giải phóng và Nhà xuất bản Sự thật của TW. |
12/1946 |
Ông được giao nhiệm vụ phụ trách căn cứ địa - giao thông liên lạc của TW. |
1949 |
Đồng chí công tác ở Cục Tình báo quân sự, Bộ Tổng tham mưu đồng thời làm đặc phái viên ở Liên khu 3 và Hà Nội. |
1950 |
Ông được điều động phụ trách Phòng Điệp báo Nha Công an, Phó Giám đốc Nhà Tình báo TW. |
1954 |
Đồng chí được điều động vào Nam Bộ làm Ủy viên rồi Phó ban Địch tình của Xứ uỷ Nam Bộ. |
06/1958 |
Ông Trần Quốc Hương bị Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở Huế và đấu tranh chống lại các thủ đoạn xảo quyệt của địch. |
1965 |
Ông được đưa ra chữa bệnh tại miền Bắc. |
1966 – 1968 |
Đồng chí được phân công phụ trách Cục Kỹ thuật của Bộ Công an. |
1969 – 1972 |
Ông được điều động lại vào miền Nam giữ chức Ủy viên Ban An ninh miền Nam. |
1972 – 1976 |
Đồng chí làm Thường vụ Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V, ông được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành TW, đồng thời được phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh. |
11/1983 |
Đồng chí được cử làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Thanh tra Nhà nước. |
Cuối năm 1985 |
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ông được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành TW, Ban Bí thư TW Đảng rồi được bầu làm Trưởng ban Nội chính TW. |
11/06/2020 |
Ông từ trần tại bệnh viện Thống Nhất ở TP.Hồ Chí Minh. |
Do có nhiều công lao đóng góp lớn lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp của Đảng, dân tộc, ông đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Sao vàng, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng,….
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử đồng chí Trần Quốc Hương trong bài viết trên sẽ hữu ích với quý độc giả. Đừng quên theo dõi hệ thống để cập nhật thêm nhiều thông tin về chính trị gia nổi tiếng khác.
Theo vi.wikipedia.org và www.vietnamplus.vn
4.9/5 (23 votes)