Tiểu sử Hoàng Văn Thái: Vị tướng lĩnh xuất sắc của Việt Nam
15/07/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Hoàng Văn Thái là vị tướng lĩnh xuất sắc của nước ta. Ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn và công lao vô cùng to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng.
Tiểu sử cuộc đời của đại tướng Hoàng Văn Thái
Hoàng Văn Thái sinh ngày 1 - 5 – 1915 tại Thái Bình. Ông được mọi người biết đến với vai trò là Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam và có tầm ảnh hưởng quan trọng. Không những thế, ông còn là người có công lao vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp.
Hoàng Văn Thái là vị tướng lĩnh xuất sắc của nước ta
Mặt khác, vị đại tướng này còn là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và tham gia nhiều chiến dịch của đất nước như chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch Tết Mậu Thân (1968),….
Ông sinh ra và lớn lên tại làng An Khang, Đại Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Cha của ông có tên là Hoàng Văn Thuật - từng đảm nhiệm chức vụ Tổng sư của tổng Đại Hoàng.
Từ khi còn nhỏ, đại tướng đã được cho ăn học đàng hoàng và tốt nghiệp tiểu học loại ưu. Tuy nhiên, vì gia cảnh khó khăn nên khi mới 13 tuổi ông đã phải bỏ học và đi làm thuê, thợ cắt tóc.
Cho đến năm 15 tuổi, ông đã hăng hái tham gia và bắt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đảng Cộng Sản khi chứng kiến nhân dân nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
Con đường sự nghiệp của ông
Quá trình hoạt động cách mạng trên con đường sự nghiệp của đại tướng Hoàng Văn Thái được biểu thị qua bảng mẫu sau đây:
Hoàng Văn Thái được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1980
Giai đoạn kháng chiến |
Nội dung |
Những tháng năm đầu tiên |
Năm 18 tuổi, Hoàng Văn Thái đã đi làm thợ mỏ than tại Quảng Ninh, Cao Bằng. Đại tướng đã vận động các thanh niên trong làng thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ, tổ chức các hội ở địa phương khi phong trào Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương đang diễn ra. Sau đó, tháng 3/1938 ông đã được chú ý đến và giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vì những hoạt động tích cực của mình. Tháng 9/1940, đại tướng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ và áp giải về phủ Kiến Xương giam lỏng vì bị kẻ gian chỉ điểm. Tháng 3/1941, để tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn ông đã được cử lên Lạng Sơn và được phân công làm chỉ huy một tiểu đội du kích của Bắc Sơn vào tháng 4/1941. Tháng 9/1941, đồng chí được cử đi học tại trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc lấy bí danh là Quốc Bình. Cho đến cuối năm 1943, ông đã đã trực tiếp gặp gỡ lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh và được trả lại tự do. Khi trở về Việt Nam, ông đã tích cực tham gia nhiều phong trào cách mạng của tổ chức và có nhiều thành quả tốt đẹp. |
Sau cách mạng tháng Tám 1945 |
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho giữ chức Tham mưu trưởng của bộ tham mưu mới thành lập khi mới 30 tuổi. Trên cương vị này, đại tướng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ quan tham mưu chiến lược của quân đội nhân dân Việt Nam và phát triển hoàn thiện lực lượng quân đội để giúp Bộ Quốc phòng ngày càng vững mạnh hơn. |
Đảm nhận vị trí Tổng tham mưu trưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam |
Ngày 2/3/1946, đại tướng Hoàng Văn Thái đã được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Đến ngày 22/5/1946, Vệ quốc đoàn chính thức trở thành quân đội chính quy được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam do Hoàng Văn Thái lãnh đạo. Ông đã chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang ở nông thôn và tự vệ. Ngày 20/1/1948, Hoàng Văn Thái được phong hàm Thiếu tướng - vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. |
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ |
Tháng 7/1954, đại tướng được triệu tập về Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Ngày 31/8/1959, Hoàng Văn Thái được thăng quân hàm Trung tướng và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III năm 1960. Năm 1961, đại tướng được cử đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh. Tháng 3/1965, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định cử đại tướng vào nắm giữ địa bàn sát cận giới tuyến là Quân khu V vào tháng 8/1966. Sau đó, Hoàng Văn Thái được cử vào miền Nam giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục, kiêm Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam với bí danh Mười Khang và Phó Bí thư Quân Ủy Miền. Trong giai đoạn này, ông chính là người chỉ huy chính và trực tiếp tại chiến trường miền Nam trong toàn bộ thời gian quân đội Mỹ tham chiến. Tháng 1/1974, ông được triệu hồi ra miền Bắc nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Thời gian sau đó, ông được thăng quân hàm Thượng tướng và giao thêm công việc của một thứ trưởng thường trực vào năm 1976 và được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1980. |
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng Hoàng Văn Thái. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị tướng lĩnh xuất sắc này.
Theo climatejusticeonline.org và viip.org.vn
4.8/5 (50 votes)