Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là gì? Sự khác biệt giữa B2C và B2B
11/12/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Mô hình B2C mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Việc xác định rõ loại hình để xây dựng, phát triển thương hiệu là một chiến lược đầu tư không thể thiếu.
Hiện nay mô hình kinh doanh B2C được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn với loại hình B2B. Vậy B2C là gì? có bao nhiêu loại? Cách phân biệt với mô hình B2B? Mời bạn dành chút thời gian để xem qua nội dung hữu ích dưới đây.
B2C là gì? Đặc điểm nhận biết mô hình kinh doanh B2C
B2C(hay còn gọi Business to customer) là thuật ngữ mô tả hoạt động giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Mô hình B2C được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Hiện nay, B2C rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng, cốt lõi trong các giao dịch mua bán. Doanh nghiệp phát triển theo loại hình này thường tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tư vấn, hỗ trợ chọn mua sản phẩm, nhận phản ánh,...
Một số doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C: Cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh thương mại điện tử, công nghệ số, bán hàng trực tuyến qua chợ điện tử, shop online, website, mạng xã hội,…
Phân loại mô hình B2C(Business to customer)
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mô hình B2C được chia làm 5 loại khác nhau để phân phối trực tiếp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng:
Các loại mô hình kinh doanh Business to Customer
- Người bán hàng trực tiếp(loại B2C phổ biến nhất).
- Trung gian trực tuyến.
- Quảng cáo trên các website, kênh truyền thông.
- Quảng cáo trên các trang mạng xã hội trực tuyến(facebook, instagram, Zalo,...).
- Dịch vụ có trả phí để mở rộng khách hàng.
Mô hình B2C bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng
Phân biệt chi tiết mô hình kinh doanh B2C với B2B
Sau đây là bảng so sánh giúp bạn không nhầm lẫn mô hình kinh doanh B2C với B2B(Business to Business):
Sự khác biệt giữa mô hình B2C với B2B
Tiêu chí |
Mô hình kinh doanh B2C |
Mô hình kinh doanh B2B |
Khối lượng hàng hóa giao dịch |
Khối lượng nhỏ, đáp ứng cho nhu cầu cá nhân. |
Khối lượng hàng hóa giao dịch lớn gấp nhiều lần. |
Quy trình thực hiện giao dịch |
Giao dịch đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện. Theo đó, khách hàng chỉ cần thực hiện việc thanh toán và sau đó nhận hàng. |
Giao dịch B2C rất phức tạp và nhiều bước. Doanh nghiệp có thể trải qua quá trình đàm phán, thương lượng, xây dựng lòng tin khách hàng để có được giao dịch bền lâu. |
Tiếp cận khách hàng |
Doanh nghiệp sử dụng dữ liệu Data lớn, có tỷ lệ chuyển đổi cao. |
Yêu cầu doanh nghiệp có kỹ năng thuyết phục khách hàng cao. |
Giá trị thu được trong mỗi giao dịch |
Giá và lợi nhuận thu về thấp hơn so với mô hình B2B. |
Giá và lợi nhuận thu về cao do khối lượng hàng hóa bán ra lớn. |
Điều kiện tạo nên thương hiệu |
Quảng cáo và đưa ra các khuyến mãi tốt. |
Xây dựng mối quan hệ lâu dài, hợp tác và hỗ trợ nhau. |
Các điểm khác nhau giữ B2B và B2C
Trên đây là tất tần tật thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh Business to Customer cũng như sự khác biệt so với B2B. Bạn đừng quên kết nối với chuyên trang để được cập nhật nhanh chóng về loại hình kinh doanh B2C.
Theo: nef.vn
4.9/5 (78 votes)