Tìm hiểu tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Đặng Thai Mai
04/07/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Đặng Thai Mai được coi là vị giáo sư nổi tiếng tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng trong thời kỳ lịch sử.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp phát triển của giáo sư.
Tiểu sử cuộc đời của giáo sư Đặng Thai Mai
Đặng Thai Mai sinh năm 1902 và mất năm 1984 tại Nghệ An. Quê hương ông thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo có truyền thống hiếu học.
Đặng Thai Mai được coi là vị giáo sư nổi tiếng tại Việt Nam
Từ nhỏ, được thừa hưởng sự giáo dục và vốn tri thức của hai bên nội ngoại, đặc biệt là cha nên ông đã thể hiện được sự siêng năng hiếu học của mình. Vị giáo sư đã chăm chỉ học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.
Vì sớm đã chịu cảnh bị thực dân Pháp đàn áp nên lớn lên ông đã hăng hái tham gia các phong trào mạng. Có thể nói, cuộc đời của ông gắn liền với từng giai đoạn của lịch sử nước nhà.
Sự nghiệp phát triển của ông
Sự nghiệp phát triển của ông và quá trình công tác được tổng hợp qua bảng mẫu, mời bạn cùng theo dõi, cụ thể:
Có thể nói, phong cách và con người của vị giáo sư này là sự kết tinh, hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau
Sự nghiệp |
Nội dung |
1925 |
Ông đã gia nhập Đảng Tân Việt và tham gia phong trào đòi thả Phan Bội Châu cùng với truy điệu Phan Châu Trinh. |
1928 |
Đặng Thai Mai trở thành giáo sư trường Quốc Học Huế sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Đông Dương. |
1930 |
Vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ nên ông đã bị bắt giam 3 năm. |
1932 |
Giáo sư được thả ra và đến dạy học, sinh sống tại Gia Long, Hà Nội. |
1935 |
Giáo sư cùng với Phan Thanh, Hoàng Minh Giám và Võ Nguyên Giáp thành lập trường tư thục Thăng Long. Ông cùng những người bạn của mình tiếp tục lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. |
1936 - 1939 |
Ông bắt đầu viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp. Ông đã được ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ. |
1944 |
Giáo sư đã viết cuốn văn học khái luận và công trình Lỗ Tấn. |
1946 -1947 |
Đồng chí được giữ chức vụ bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ Liên hiệp. |
1947 - 1948 |
Ông được đảm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến ở Thanh Hóa và làm Hội trưởng Hội Văn hóa Việt Nam. |
1950 - 1953 |
Giáo sư được giữ chức Giám đốc Sở Giáo Dục liên khu VI. |
1957 |
Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tại Việt Nam. |
1959 - 1976 |
Giáo sư giữ chức vụ Viện trưởng Viện Văn học. |
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông đã tham gia giảng dạy ở một số trường Đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Không những thế, trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã tham gia và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các cơ quan nhà nước.
Sau đó, Đặng Thai Mai được cử vào Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm chủ tịch đồng thời là đại biểu Quốc hội.Trong sự nghiệp viết lách của mình, ông đã để lại cho độc giả 14 đầu sách. Các tác phẩm của ông đều thuộc dạng nghiên cứu và phổ biến tri thức.
Có thể nói, phong các và con người của vị giáo sư này là sự kết tinh, hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Không những thế, ông còn là người tạo ra biết bao nhiêu cử nhân, tiến sĩ và thạc sĩ… Ông chính là nhà tri thức yêu nước, một tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập.
Trên đây là bài viết về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Đặng Thai Mai. Hy vọng những thông tin này sẽ đem đến cho bạn tin tức thú vị và hấp dẫn.
Theo chiase24.com và kienthucvotan.com
4.9/5 (44 votes)