Phân biệt vùng miền: Hành vi đáng lên án
16/07/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Phân biệt vùng miền gồm các hành vi nhạo báng, lăng mạ, kỳ thị và bạo lực. Tùy vào mức độ hậu quả, hành động này có thể bị xử lý pháp luật.
Hiện nay, vấn nạn này vẫn đang rất nhức nhối trong xã hội Việt Nam. Hành vi này thể hiện qua sự đánh giá thấp, miệt thị. Thậm chí kỳ thị một nhóm người dựa trên quê quán của họ. Sau đây hệ thống sẽ cung cấp những thông tin về phân biệt vùng miền. Cùng tìm hiểu nhé!
Hành vi nào phân biệt, miệt thị vùng miền?
Ngày nay, vấn đề phức tạp này vẫn xảy ra. Đây là hành động không thể chấp nhận được, đáng phê bình. Mọi người, bất kể nguồn gốc của họ từ đâu, đều xứng đáng được đối xử tôn trọng. Có nhiều biểu hiện của hành vi này. Các hình thức phổ biến nhất hiện nay, bao gồm như:
Vấn nạn phân biệt vùng miền vẫn xảy ra rất nhiều ở Việt Nam
● Nhạo báng hoặc lăng mạ: Điều này có thể bao gồm việc chế giễu giọng nói của ai đó. Hoặc chế giễu phong tục tập quán của họ. Và đưa ra lời nhận xét, bình phẩm xúc phạm.
● Kỳ thị: Hành vi loại trừ một người khỏi các nhóm. Hay hoạt động xã hội dựa trên quê quán. Hoặc doanh nghiệp từ chối thuê lao động của một số vùng nhất định.
● Bạo lực: Việc hành hung thể chất hoặc lời nói đối với ai đó dựa trên nơi sinh sống.
Do đó, miệt thị vùng miền tác động tiêu cực đáng kể đến cuộc sống của một cụm người dân. Chúng khiến họ cảm thấy bị cô lập, xấu hổ và sợ hãi. Và cũng có thể khiến những người này khó có được việc làm, nhà ở và giáo dục.
Miệt thị, phân biệt vùng miền có vi phạm pháp luật?
Ở Việt Nam, hành động này có thể vi phạm pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là ví dụ cụ thể:
Miệt thị vùng miền trong tuyển dụng
Dựa theo Bộ luật Lao động Việt Nam hiện nay. Người thuê không được phép miệt thị đối xử trên các yếu tố như giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống,…
Mỗi cá nhân đều cần được đối xử đàng hoàng, tôn trọng dù họ sinh ra ở đâu
Nếu cố tình mắc lỗi, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền. Mức xử lý sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Phân biệt quê quán trong giáo dục
Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam quy định. Mọi công dân trên Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Bất kể xuất thân hay khu vực sinh sống, quê quán.
Nếu đơn vị nào vi phạm, nhà trường có thể bị xử phạt hành chính. Và cá nhân có hành vi miệt thị vùng miền sẽ bị kỷ luật theo quy định của nhà trường.
Miệt thị nơi sinh sống trong cung cấp dịch vụ
Áp dụng theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Công ty có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng bình đẳng, không phân biệt đối xử.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị nào vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Số tiền phạt dao động từ 100.000 – 500.000 đồng.
Phân biệt vùng miền trong ngôn ngữ và hành vi:
Dựa trên Luật Dân sự Việt Nam quy định cá nhân có quyền nhân thân. Bao gồm quyền danh dự và nhân phẩm. Nếu cố tình phạm luật, người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hậu quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các hành động đều vi phạm pháp luật. Ví dụ, những lời nói đùa vui về vùng miền có thể không bị coi vi phạm pháp luật. Nếu ý nghĩa của chúng không xúc phạm người khác.
Kết luận
Tóm lại, miệt thị quê quán, vùng miền cần ngăn chặn không nên để xảy ra. Chúng làm mất tinh thần đoàn kết dân tộc. Và gây tổn hại danh dự, tâm lý, cuộc sống của những người bị tác động. Mọi người cần nâng cao nhận thức và tích cực tố cáo hành động này.
Hy vọng bài viết của hệ thống cung cấp những thông tin hữu ích về hành vi đáng lên án phân biệt vùng miền.
Theo Thuvienphapluat.vn
4.8/5 (23 votes)