Những nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO
14/10/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO dạng cơ học dựa trên số vòng quay của bánh xe. Ngoài ra, dạng điện tử là sử dụng bộ phận cảm biến để đo số vòng của bánh xe.
Đồng hồ ODO hay còn được gọi là đồng hồ công tơ mét, là thiết bị dùng để đo lường quãng đường di chuyển của phương tiện từ khi bắt đầu lăn bánh cho đến thời điểm hiện tại xe đang sử dụng. Vậy nguyên lý hoạt động của bộ phận này ra sao, mời bạn theo dõi bài viết bên dưới.
Những nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO
Thiết bị được chia làm 02 loại chính bao gồm đồng hồ ODO điện tử và cơ học. Tùy theo từng loại mà nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO cũng khác nhau:
Đồng hồ đo quãng đường di chuyển trên xe ô tô
Một số nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO |
Chi tiết |
✔️Đồng hồ ODO cơ học |
● Loại này được hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý đo số vòng quay của bánh xe và ước lượng quãng đường xe di chuyển được. ● Khi phương tiện di chuyển, nam châm sẽ quay và tạo ra từ trường biến thiên để kéo cốc cảm ứng quay theo. Lúc này, cốc cảm ứng sẽ được gắn với kim loại và lò xo hồi vị. ● Khi tốc độ của phương tiện thay đổi, kim quay sẽ lệch đi một góc tương ứng với vận tốc của xe. |
✔️Đồng hồ ODO điện tử |
● Với dạng này sử dụng bộ phận cảm biến điện tử để đo số vòng quay của bánh xe. Sau đó, nó chuyển đổi thành tín hiệu điện tử. ● Tín hiệu này, sẽ được gửi đến bộ xử lý trung tâm(ECU) để tính quãng đường xe di chuyển. Quãng đường sẽ được hiển thị trên màn hình kĩ thuật số. |
Bên cạnh 2 loại chính này, đồng hồ ODO vẫn còn một loại nữa là bán tự động. Loại này được kết hợp cả hai nguyên lý hoạt động của điện tử và cơ học.
Các tác nhân ảnh hưởng đến độ chính xác của ODO
Độ chính xác của đồng hồ ODO có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Dưới đây là 3 yếu tố chính quyết định vấn đề trên:
Độ chính xác của thiết bị còn dựa vào kích thước của lốp xe
● Kích thước và tình trạng của lốp xe: Bộ phận có thể bị biến dạng theo thời gian do hao mòn hoặc được thay thế. Chính vì thế, cũng sẽ ảnh hưởng đến số km được tính toán bởi ODO.
● Sai số của các bộ phận cơ khí hoặc điện tử: Các bộ phận này có thể bị hao mòn, lỗi hay hư hỏng theo thời gian. Từ đó, cũng làm giảm độ chính xác của thiết bị.
● Việc tua ngược đồng hồ: Một số tài xế có thể reset hoặc chỉnh lại ODO để làm giảm số quãng đường mà xe đã di chuyển, nhằm tăng giá trị của phương tiện khi bán.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vấn đề trên chẳng hạn như điều kiện vận hành của xe, va chạm hay tai nạn…
Kết luận
Như vậy, đồng hồ ODO hay còn được gọi là đồng hồ công tơ mét, là thiết bị dùng để đo lường quãng đường di chuyển của phương tiện từ khi bắt đầu lăn bánh cho đến thời điểm hiện tại xe đang sử dụng.
Nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO dạng cơ học dựa trên nguyên lý đo số vòng quay của bánh xe và ước lượng quãng đường xe di chuyển. Ngoài ra, dạng điện tử là sử dụng bộ phận cảm biến để đo số vòng của bánh xe và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử.
Hy vọng rằng, chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc hoạt động đồng hồ ODO. Theo dõi kênh thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn sớm trong những tin tức tiếp theo.
Theo Vtcnews.vn
5/5 (4 votes)