Nguồn tiền để Masan Group thực hiện hàng loạt thương vụ đình đám, gầy dựng nên hệ sinh thái khổng lồ
17/11/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Sau vô số lần mua bán vốn, trải dài khắp các lĩnh vực từ khai thác mỏ đến ngân hàng, hệ sinh thái của Masan Group do tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sáng lập tính đến nay đã rất “khổng lồ”.
Để đạt được thành tựu to lớn như ngày hôm nay, tập đoàn đã trải qua biết bao sóng gió thăng trầm trong suốt thời gian hoạt động. Cùng đến với nội dung chi tiết bên dưới để hiểu thêm về sự đồ sộ của nơi đây!
Sơ lược hệ sinh thái của Masan Group
“Cô đọng” trong một chuỗi WIN, nhưng sau vô số lần mua bán vốn, trải khắp mọi lĩnh vực từ khai thác mỏ đến ngân hàng, hệ sinh thái của Masan Group tính đến tháng 09/2022 đã “đồ sộ” như sau:
Sơ đồ hệ sinh thái khổng lồ của Masan Group
Nhiều năm qua, Masan đã chi hàng nghìn tỷ đồng thực hiện chiến lược M&A, xây dựng hệ sinh thái nhằm mở rộng tầm nhìn Point of Life: Sở hữu chuỗi giá trị từ sản xuất thực phẩm, bán lẻ siêu thị/cửa hàng tiện ích và dịch vụ tài chính đáp ứng 80% nhu cầu của người tiêu dùng Việt.
Masan Group là doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE, chuyên thực hiện các thương vụ M&A nổi tiếng và thường được gọi là Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Thực tế, ông Quang nắm cổ phần tại Masan Corp - doanh nghiệp nắm 31,2% cổ phần Masan Group, đồng thời cũng là chủ công ty Hoa Hướng Dương - đơn vị sở hữu 13,32% cổ phần tập đoàn.
Một tỷ phú khác góp vốn trong Masan Corp là Hồ Hùng Anh, gắn với Techcombank, One Mount và Masterise Group. Ông hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT của Techcombank - ngân hàng do Masan Group nắm 15% cổ phần và công ty con của MSN - Masan Horizon nắm gần 5%.
Nguồn tiền để hiện thực Point of Life của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Năm 2020, Masan Group đã cho phát hành trái phiếu trong nước, lên đến 10.000 tỷ đồng qua 4 đợt. Tất cả đều có kỳ hạn trong vòng 3 năm và sẽ đáo hạn vào 2023.
Sơ đồ giá trị trái phiếu trong nước do Masan phát hành
Thời điểm hiện tại, dư nợ trái phiếu của riêng công ty mẹ là 19.500 tỷ đồng. Trong đó, 14.000 tỷ sẽ đáo hạn vào tháng 03-08/2023 và thêm 4.000 tỷ trong tháng 01/2024.
Các công ty con của Masan cũng có dư nợ trái phiếu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 6.300 tỷ, WinCommerce 4.500 tỷ, Masan Hightech Materials 3.000 tỷ, Masan Consumer Holdings 2.100 tỷ,...
Sơ đồ giá trị lưu hành trái phiếu của hệ sinh thái Masan
Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm nay, có tới 3 thương vụ với tổng giá trị hơn 8.900 tỷ đồng đã nối dài công cuộc M&A trong nhiều năm qua.
Trước đó, chỉ trong vòng 2 năm 2020 - 2021, Masan Group đã bùng nổ M&A với nguồn tiền đầu tư từ các Tập đoàn ngoại.
Tổng số vốn Masan Group nhận được riêng năm 2021 đã gần 2,3 tỷ USD. Con số này gần bằng tổng vốn đầu tư tập đoàn nhận được trong suốt 11 năm kể từ khi lên sàn chứng khoán, khoảng 2,4 tỷ USD.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Nguồn tiền để Masan Group thực hiện hàng loạt thương vụ đình đám, gầy dựng nên hệ sinh thái khổng lồ. Đừng quên follow chuyên trang để cập nhật thêm tin tức hấp dẫn mới nhất.
Theo: cafebiz.vn
4.8/5 (66 votes)