Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước đây có lịch sử hình thành như thế nào?
10/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
100 năm trước đây, sân bay Tân Sơn Nhất(tên gọi cũ là Tân Sơn Nhứt) có lịch sử hình thành như thế nào? Thắc mắc này hiện nay rất được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Nếu cũng là một trong số đó, mời quý độc giả theo dõi những chia sẻ dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Lịch sử hình thành của Tân Sơn Nhứt(tên gọi cũ) trong những năm đầu thế kỷ 20
Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại ngôi làng nằm trên gò đất cao nhất của Sài Gòn vào những năm của đầu thế kỷ 20 chỉ là một đường băng bằng đất và trồng cỏ xung quanh.
Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại ngôi làng nằm trên gò đất cao nhất của Sài Gòn
Tân Sơn Nhứt là tên gọi ngày xưa của sân bay này, trước năm 1919 là tên của một ngôi làng phía Bắc TP.HCM có từ thời đại Nguyễn Hữu Cảnh khai phá.
Về địa giới hành chính, Tân Sơn Nhứt thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, giáp với các thông Hạnh Thông Tây, Tân Sơn Nhì, Phú Nhuận,...
Đến năm 1920, chính quyền Pháp đã lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay khi thành lập phi đội Nam kỳ. Kể từ đó, tên của làng cũng thành tên sân bay, phần đất còn lại nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng nên đã hợp nhất với làng Chí Hòa, thành Tân Sơn Hòa.
Ban đầu, sân bay Tân Sơn Nhứt chỉ dùng cho quân sự. Đến năm 1921 mới khai trương tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên, mỗi lượt bay sẽ mất 8 giờ 30 phút.
Chính quyền Sài Gòn vào năm 1930 đã muốn mở rộng sân bay để phục vụ dân sự. Tuy nhiên, giá đất xung quanh khu vực này đã cao vọt nên không đủ ngân sách để bồi thường. Vì vậy, người ta đã nghĩ tới việc tìm một khu đất vuông vức ở Cát Lái rộng mỗi chiều 1.400 mét để xây dựng sân bay khác.
Tuy nhiên, chưa kịp tiến hành công việc nhưng lại gặp lúc nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Nếu xây dựng lại từ đầu sẽ gây tốn kém nên đành hủy bỏ chương trình làm sân bay. Bấy giờ, nhà chức trách phải quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.
Đến cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Air France – Hãng hàng không Pháp bay tuyến Paris – Sài Gòn phải mất đúng 1 tuần mới hạ cánh tại Tân Sơn Nhất(không bay đêm).
Đến năm 1937, để lo việc khai thác các chuyến bay, toàn quyền Đông Dương đã cho thành lập Sở hàng không dân dụng để thay thế cho Sở hàng không dân sự.
Theo thông tin từ một chuyên gia của ngành hàng không, Tân Sơn Nhất trước 1975 mỗi ngày có số lượng chuyến bay cao nhất Đông Nam Á. Lúc này, quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay khoảng 3.600 hecta, so với sân bay Changi ở Singapore cao gấp 3 lần.
Tình hình của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay
Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn khoảng 1.500 hecta, trong đó có 850 hecta đã được dùng dân dụng, còn lại thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn khoảng 1.500 hecta, trong đó có 850 hecta đã được dùng dân dụng, còn lại thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng
Cuối năm 2015, theo thông tin của Bộ Quốc phòng cho biết sẽ sẵn sàng nhường 20 hecta đất ở khu vực sân bay để Bộ Giao thông Vận tải mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn tất việc bàn giao này.
Tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay là do việc mở rộng bị đình trệ trong khi tốc độ phát triển nhanh. Hơn nữa, sân bay phải đối diện với vấn đề ngập nước, đã ảnh hưởng đến các chuyến bay và đe dọa đến sự an toàn.
Mưa lớn vào chiều tối ngày 26/8 đã khiến khu vực bãi đỗ máy bay gần kênh thoát nước A41 ngập hơn 30cm. Điều này đã khiến nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng và phải chuyển sang đáp ở các sân bay lân cận.
Theo Tinvietnoi.com
4.8/5 (96 votes)