18 địa điểm lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn đã bị con người phá bỏ một cách đáng tiếc(Phần II)
15/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Đến với bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 9 địa điểm lịch sử nổi tiếng còn lại ở Sài Gòn đã bị con người phá bỏ một cách đáng tiếc. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý độc giả hãy dành chút thời gian để tìm hiểu bằng những nội dung dưới đây nhé!
Thương xá Tax - trung tâm thương mại lớn, lâu đời nhất tại Sài Gòn
Thương xá Tax là một trung tâm thương mại lớn, lâu đời nhất của Sài Gòn. Nằm tại vị trí giao lộ Bonard và Charner(ngày nay là Lê Lợi – Nguyễn Huệ).
Thương xá Tax - trung tâm thương mại lớn, lâu đời nhất tại Sài Gòn
Năm 1942, nơi đây được xây thêm lầu 4, đập bỏ tháp đồng hồ và gắn dòng chữ GMC vào đó. Đến năm 1960, tòa nhà GCM đổi tên thành Thương xá TAX. Đến năm 1975, Thương xá bị giải thể vì chính sách chính sách cấm tiểu thương buôn bán và tập trung kinh tế.
Năm 1998, tên Thương xá TAX được phục hồi và được đại tu để trở thành một trung tâm thương mại sầm uất vào năm 2003. Năm 2016, Thương xá tiến hành nhường chỗ cho một cao ốc mới có quy mô 40 tầng.
258 cây cổ thụ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng
Một trong những tuyến đường lớn, lâu đời hàng đầu của Sài Gòn là đường Tôn Đức Thắng. Năm 1865, người Pháp trồng rất nhiều cây tại đây và đặt tên là de la Citadelle, đổi thành Luro vào năm 1901.
258 cây cổ thụ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng
Đối với người dân Sài Gòn sống trước năm 1975 cho đến cách cách đây vài năm, hàng cây cổ thụ này là hình ảnh không thể nào quên được.
Sau 1975, dù con đường này trở nên tấp nập nhưng hình ảnh về con đường rợp cây xanh vẫn không phai mờ trong trí nhớ người Sài Gòn.
Con đường này có tổng cộng 258 cây cổ thụ trăm tuổi. Tuy nhiên đến năm 2018, để lấy chỗ xây cầu Thủ Thiêm 2, những cây cổ thụ này đã bị đốn hạ, để lại sự ngơ ngẩn tiếc thương cho người dân nơi đây.
Dãy nhà Shophouse hình ống của người Hoa
Tại Việt Nam, người Hoa sinh sống chủ yếu ở Chợ Lớn nên dãy nhà Shophouse hình ống được hình thành từ thế kỷ 19.
Dãy nhà Shophouse hình ống của người Hoa
Bến Trần Văn Kiểu là khu nhà ông nổi tiếng nhất ở Chợ Lớn. Tuy nhiên, sau khi xây đại lộ Đông Tây, khu nhà đã bị giải tỏa toàn bộ.
Nhà đèn Chợ Quán - nhà máy điện quan trọng nhất của Sài Gòn
Nhà đèn Chợ Quán vào năm 2008 khi đại lộ Đông Tây được xây dựng cũng đã bị khai tử. Khu vực này được xây dựng vào năm 1922, có công suất đủ cho nhu cầu của Sài Gòn và một số vùng lân cận.
Nhà đèn Chợ Quán - nhà máy điện quan trọng nhất của Sài Gòn
Năm 1975, Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh quản lý Nhà đèn Chợ Quán và đến đều những năm 2000, khu vực này ngừng phát điện.
Cụ thể, khi đại lộ Đông Tây được xây dựng, Nhà đèn Chợ Quán được quy hoạch thành Khu phức hợp trung tâm thương mại – văn phòng – khách sạn – căn hộ.
Chợ Trần Chánh Hiếu - chợ gạo đầu tiên của Sài Gòn
Chợ Trần Chánh Hiếu được ra đời từ năm 1750, là ngôi chợ gạo đầu tiên và lâu đời nhất của Sài Gòn. Tuy nhiên, sau hơn 250 năm tồn tại, chợ gạo Trần Chánh Hiếu mặc dù vẫn sầm uất nhưng đã bị đóng cửa năm 2008. Từ đó, các tiểu thương phải dời ra chợ đầu mối nông sản Bình Điền.
Chợ Trần Chánh Hiếu - chợ gạo đầu tiên của Sài Gòn
Một số thủy đài hình nấm
Suốt nửa thế kỷ qua, đây là những thủy đài hình nấm rất quen thuộc với người dân Sài Gòn. Chúng được xây dựng trước năm 1975 để điều tiết áp lực nước từ nhà máy ở Thủ Đức cấp cho Sài Gòn – Gia Định.
Thủy đài hình nấm
Dù được xây dựng từ rất lâu, nhưng những thủy đài hình nấm này không được sử dụng bao giờ. Vì chúng được xây trong giai đoạn 1966 – 1969 và đã xảy ra sự cố khi thử nghiệm. Công tác khắc phục vẫn chưa hoàn thành, cho đến sau 1975 bị dừng lại vô thời hạn.
Đến năm 2017, các thủy đài hình nấm đã bị chính quyền cho gỡ bỏ. Hiện nay, các thủy đài này hầu hết không còn, chỉ còn sót lại 1 vài cái.
Chùa Liên Trì
Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong số ít những ngôi chùa kể từ sau năm 1975 vẫn còn giữ được truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2
Ngôi chùa này đã bị cưỡng chế và phá dỡ vào năm 2016 vì nằm trong quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925
Cầu Nhị Thiên Đường nằm trên đường Tùng Thiện Vương, bắc qua kênh Đôi(quận 8). Năm 2003, cây cầu này bị xuống cấp, thành phố đã cho xây dựng thêm 1 cây cầu mới tên Nhị Thiên Đường 2 song song với cầu cũ để giảm tải.
Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925
Sau gần 1 thế kỷ, cây cầu này bị xuống cấp nghiêm trọng, ban đầu, phương án là tháo dỡ và xây dựng cầu mới.
Nhưng việc này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ nhiều người vì sẽ làm mất đi một di tích lịch sử lâu năm. Cuối cùng, cầu Nhị Thiên Đường 1 được xây mới với kiến trúc chỉ giữ 1 phần của cầu cũ.
Bùng binh Quách Thị Trang và tượng đài Trần Nguyên Hãn
Năm 1964, tượng Quách Thị Trang được xây dựng ở chính giữa bùng binh, về sau được người dân gọi là công trường Quách Thị Trang.
Bùng binh Quách Thị Trang và tượng đài Trần Nguyên Hãn
Không lâu sau đó, tượng của Trần Nguyên Hãn cũng được binh chủng truyền tin của Việt Nam Cộng Hòa cho xây dựng.
Tuy nhiên, đến cuối 2014, chính quyền giải tỏa khu vực này để để lấy chỗ xây dựng ga tàu điện. Tượng của Quách Thị Trang được đưa về công viên Bách Tùng Diệp, còn tượng Trần Nguyên hãn được đưa về công viên Phú Lâm.
Theo Nhacxua.vn
4.9/5 (86 votes)