Nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn mong Chính phủ tin tưởng vào doanh nghiệp tư nhân
10/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Với mục đích “Việt Nam hùng cường” vào năm 2045, đã có nhiều lãnh đạo của các tập đoàn lớn mong rằng Chính phủ tin tưởng vào doanh nghiệp tư nhân. Bài viết hôm nay, chuyên trang sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn, cùng theo dõi nhé!
Các doanh nghiệp tư nhân mong rằng Chính Phủ tin tưởng
Chủ tịch Tập đoàn Sovico, Tổng giám đốc Vietjet Air – bà Nguyễn Thị Phương Thảo, chia sẻ trong buổi Hội nghị Đối thoại Việt Nam 2045 được tổ chức tại TP.HCM vào chiều 6/3: “Chúng tôi mong Chính phủ có niềm tin ở doanh nghiệp cũng như kinh tế tư nhân. Đồng thời, hãy tập trung phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân”.
Các doanh nghiệp tư nhân mong rằng Chính Phủ tin tưởng
Cách đây 5 năm, sự kiện được diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên có cuộc đối thoại đối với các doanh nghiệp. Nhưng đối với lần này, hội nghị diễn ra với mục đích ghi nhận những ý kiến từ của các lãnh đạo doanh nghiệp đứng đầu vì “Việt Nam hùng cường” năm 2045.
CEO Vietjet khẳng định rằng, một nền tảng mục tiêu hùng cường đó chính là hỗ trợ việc hình thành thương hiệu quốc tế, quốc gia và những tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh. Bên cạnh đó, thúc đẩy khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những công ty khởi nghiệp.
Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân –Trương Gia Bình thay vì kiến nghị ông đặt ngược lại câu câu hỏi cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo: Việt Nam phát triển được tốc độ 12,5 cho tới 13%/năm như các nước khác đã từng đạt được hay không? Hay đối với nước ta 8% là đã hoàn hảo rồi. Mọi doanh nghiệp có đồng ý tăng trưởng trong nhiều năm với tốc độ là 20 đến 30%/năm không?
Trong các năm tới, Chủ tịch FPT kiến nghị trong chiến lược Việt Nam phải tiên phong cuộc cách mạng chuyển đổi số, công nghệ 4.0
Trong những năm tiếp theo, Chủ tịch FPT đã kiến nghị trong chiến lược Việt Nam phải tiên phong cuộc cách mạng chuyển đổi số, công nghệ 4.0…
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank
Cùng với vấn đề đã được đề cập, Chủ tịch TPBank, ông Phú mong rằng Chính phủ cần bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước, FDI và doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, không kỳ thị, không phân biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá và bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực.
Ông Đỗ Minh Phú chia sẻ: “Nếu đúng với pháp luật thì phải bảo vệ quyền tài sản, doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh cũng như quyền và lợi ích hợp phát theo pháp luật, hiến pháp”.
Sau 4 giờ nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Tôi tin chắc rằng 25 năm – ¼ thế kỷ nữa có lẽ sẽ xuất hiện nhiều tập đoàn to, khổng lồ mang tên Việt Nam để có thể tiếp tục đóng góp cho đất nước”.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (96 votes)