Ngành luật kinh tế: Những điều bạn cần biết

calendar 25/05/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Ngành luật kinh tế thực chất là ngành chuyên nghiên cứu quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ kinh tế phát sinh khi kinh doanh, sản xuất, trao đổi hàng hóa…

Đây được đánh giá là ngành học có triển vọng nghề nghiệp cao. Vì vậy nếu đam mê với luật và kinh tế bạn không nên bỏ qua những chia sẻ hữu ích bên dưới.

Ngành luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế(Economic Law) là ngành tiếp thu nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Ngành này còn là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận.

 

Luật kinh tế là ngành tiếp thu nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại

Luật kinh tế là ngành tiếp thu nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại


Nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh, cũng như đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh cả trong nước và nước ngoài.

Ngành luật kinh tế đào tạo những môn học gì?

Ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và khả năng chuyên ngành về pháp luật, thực tiễn pháp lý cũng như pháp luật trong kinh doanh. Với khả năng nghiên cứu và xử lý các vấn đề kinh doanh, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Một số môn học trong chương trình đào tạo ngành luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Pháp luật về doanh nghiệp,…

Có thể học ngành luật kinh tế ở các trường đại học nào?

Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo ngành Luật kinh tế ở Việt Nam, dưới đây là tổng hợp danh sách các trường bạn có thể tham khảo:

 

Bạn có thể học ngành luật kinh tế tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Bạn có thể học ngành luật kinh tế tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân


●      Đại học kinh tế Quốc Dân.

●      Trường Đại học Mở Hà Nội.

●      Đại học Luật kinh tế.

●      Đại học ngoại thương.

Chọn ngành luật kinh tế có ưu điểm gì?

Ngành Luật kinh tế cung cấp những kiến thức chuyên ngành sâu rộng, bên cạnh đó ngành học  không bao giờ lỗi thời. Cụ thể:

●      Kiến thức chuyên ngành sâu rộng: Luật kinh tế cực kỳ đa dạng, chuyên sâu về những quy tắc xây dựng, quản lý trật tự kinh tế trong kinh doanh và thương mại. Không chỉ vậy ngành sẽ đòi hỏi sinh viên không ngừng học hỏi, trau dồi học cách vận dụng kiến thức vào các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

●      Ngành học không bao giờ lỗi thời: Cùng với sự phát triển của xã hội thì các hoạt động kinh doanh và thương mại ngày càng nở rộ. Do vậy ngành luật kinh tế là một bộ phận thiết yếu trong lĩnh vực kinh doanh.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi đào tạo ngành luật kinh tế

Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo ngành luật kinh tế, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

 

Sau khi học ngành luật kinh tế bạn có thể làm giảng viên dạy bộ môn luật kinh tế tại trường đại học

Sau khi học ngành luật kinh tế bạn có thể làm giảng viên dạy bộ môn luật kinh tế tại trường đại học


●      Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính: Biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế hay các doanh nghiệp kinh doanh.

●      Tư vấn các vấn đề pháp lý tại viện kiểm sát, hệ thống tòa án nhân dân hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.

●      Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trở thành giảng viện dạy về các bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học và viện nghiên cứu.

Như vậy, ngành luật kinh tế không những tạo cơ hội việc làm tốt, ngôi trường bạn theo học cũng được lựa chọn một cách dễ dàng. Đặc biệt là ngành học không bao giờ lỗi thời trong tương lai.

Hy vọng rằng với những chia sẻ mà hệ thống cung cấp, giúp bạn có thể hiểu hơn về ngành luật kinh tế. Hãy theo dõi kênh thường xuyên để biết thêm nhiều ngành học khác nhé!

Theo daihoctructuyen.info

4.9/5 (23 votes)

24 01/25

Ngành luật kinh tế: Những điều bạn cần biết

Ngành luật kinh tế thực chất là ngành chuyên nghiên cứu quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ kinh tế phát sinh khi kinh doanh, sản xuất, trao đổi hàng hóa…

22 01/25

Nhà đầu tư là gì? Các quy định của pháp luật về nhà đầu tư

Nhà đầu tư là gì? Pháp luật có quy định thế nào với đối tượng này? Đây là thắc mắc được rất nhiều người tìm hiểu câu trả lời trong thời gian gần đây. Những thông tin ở các phần tiếp theo sẽ giải đáp chi tiết chủ đề ngày hôm nay, mời quý độc giả hãy cùng theo dõi nhé!