Kháng cự và hỗ trợ là gì? Tìm hiểu về vùng kháng cự và hỗ trợ dành cho các trader
13/04/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Vùng kháng cự và hỗ trợ là thuật ngữ cơ bản đối với giới trader. Để thành công trong giao dịch, việc nắm vững và áp dụng những kỹ thuật này là vô cùng cần thiết.
Vậy kháng cự và hỗ trợ là gì? Làm cách nào để giao dịch với chúng một cách hiệu quả? Trong bài viết này, chuyên trang sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé. Bắt đầu thôi nào!
Kháng cự và hỗ trợ là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Kháng cự và hỗ trợ có thể hiểu đơn giản là những bức tường ngăn cản giá tiếp tục chuyển động. Tuy nhiên, không phải lúc nào bức tường cũng đứng vững, đôi khi nó có thể bị phá vỡ.
Kháng cự và hỗ trợ có thể hiểu đơn giản là những bức tường ngăn cản giá tiếp tục chuyển động
Cụ thể hơn, kháng cự(resistance) là một mức hoặc vùng mà ở đó giá bán ra được xem là cao nhất; đồng thời, khi chạm kháng cự, giá sẽ đảo chiều và hạ xuống.
Trái ngược với kháng cự, hỗ trợ(support) là mức hoặc vùng có giá mua thấp nhất. Khi giá chạm vào mức này sẽ bị ngắt mạch và tăng lên.
Trong thị trường giao dịch, các trader dựa vào 2 vùng này để xác định mức thấp hoặc cao nhất mà giá có thể biến động.
Làm sao để xác định kháng cự và hỗ trợ mạnh hay yếu?
Như đã nói ở trên, bức tường kháng cự và hỗ trợ không phải khi nào cũng đứng vững. Trong nhiều trường hợp, 2 vùng này có thể bị xuyên thủng. Khi đó, ta gọi chúng là kháng cự/hỗ trợ yếu.
Kháng cự và hỗ trợ yếu có thể bị xuyên thủng
Theo hình trên, ta có thể thấy khi chạm vào những vùng yếu này, giá vẫn tiếp tục chuyển động thay vì đảo chiều. Để xác định kháng cự hay hỗ trợ này là mạnh hay yếu, các trader có thể dựa vào những yếu tố sau:
- Chiều dài: Đây chính là thời gian để giá chạm vào vùng kháng cự hoặc hỗ trợ. Nếu thời gian càng dài, vùng này sẽ càng bền và khó bị phá vỡ. Khi ấy, mức hỗ trợ hoặc kháng cự này được xem là mạnh.
- Chiều cao: Đây là chiều cao được tính từ vùng support đến resistance. Chiều cao này tỉ lệ thuận với độ mạnh yếu. Nếu khoảng cách giữa chúng càng cao, đồng nghĩa với việc bức tường giá khó bị phá vỡ hơn.
- Bề dày: Đây chính là khối lượng giao dịch giữa mức hỗ trợ và kháng cự. Khối lượng giao dịch càng cao đồng nghĩa với việc nhiều trader sử dụng mức giá này. Từ đó, vùng kháng cự hoặc hỗ trợ được xem là bền vững.
Những bí quyết khi giao dịch với kháng cự và hỗ trợ
Từ những thông tin bên trên, ta hiểu được rằng việc căn cứ vào vùng support và resistance khi giao dịch là vô cùng cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Cần căn cứ vào vùng support và resistance khi giao dịch để tạo ra lợi nhuận
- Không mua ở vùng kháng cự và bán ở hỗ trợ để tránh lỗ vốn.
- Hãy chú ý và sử dụng xu hướng uptrend thị trường, vì nó mạnh và nhiều ý nghĩa hơn so với xu hướng giảm.
- Hãy quan tâm đến điểm phá vỡ giả. Ở điểm này, giá có thể vượt qua sau khi chạm mức support hoặc resistance, nhưng sau đó lại đảo chiều. Cụ thể, phá vỡ giả ở vùng hỗ trợ cho thấy giá rất khó để xuống thêm nữa, và ở vùng kháng cự nghĩa là giá khó có thể tăng cao hơn mức này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kháng cự và hỗ trợ dành cho các trader. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả những bí quyết mà chuyên trang chia sẻ. Chúc bạn thành công.
Theo: dautu.io
4.8/5 (84 votes)