Daewoo: Bài học tự sụp đổ về gã khổng lồ Hàn Quốc vang danh thế giới
09/04/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Daewoo chính là một doanh nghiệp khổng lồ to lớn trong quá trình đi lên của xứ sở Kim Chi. Không những thế, cái tên Daewoo là niềm kiêu hãnh của Hàn Quốc.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề cũng như bài học từ sự sụp đổ về gã khổng lồ Hàn Quốc vang danh, mời quý bạn theo dõi và đón đọc bài viết sau đây.
Tìm hiểu tập đoàn kinh doanh đa ngành Daewoo
Cái tên Daewoo - niềm kiêu hãnh của Hàn Quốc. Đó là một trong những công ty hàng đầu của đất nước này. Doanh nghiệp này đã có những đóng góp to lớn trong quá trình đi lên của xứ sở Kim Chi- nhà sản xuất ô tô nổi tiếng.
Kim Woo-Jung – con trai của thống đốc Hàn Quốc chính là chủ tịch đứng đầu của công ty Daewoo
Công ty Daewoo được thành lập ngày 22/03/1967 với tên gọi ban đầu Daewoo Industries là một công ty dệt may với số vốn khoảng 5.000 USD lúc ban đầu.
Chủ tịch đứng đầu thành lập ra công ty là Kim Woo-Jung – con trai của thống đốc Hàn Quốc là một người vô cùng tài năng.
Sam sung, công ty kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, Hyundai – công ty sửa chữa và đóng các loại xe ô tô cho Mỹ và doanh nghiệp tập trung vào ngành công nghiệp dệt may được coi là khởi đầu cho triều đại của các chaebol.
Dần dần Daewoo phát triển qua những ngành kinh doanh khác và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra toàn cầu khi liên kết với doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ. Sau đó, Daewoo đã mở rộng sang ngành sản xuất ô tô và đạt được thành công vang dội….
Thế giới rộng lớn nên có nhiều việc cần phải làm
Công thức đưa “xứ Kim Chi” của Hàn Quốc vốn được coi là cái tên giúp dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Để vực dậy nền kinh tế vốn chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp trong những năm 1960 và 1970. Để biến một số công ty lớn theo mô hình gia đình Hàn Quốc đã dành nhiều ưu ái.
Hàn Quốc đã dành nhiều ưu ái để biến một số công ty lớn theo mô hình gia đình
Ông Kim Woo Choong là một trong những lãnh đạo liều lĩnh nhất và tận dụng sức trẻ doanh nghiệp cùng sự ưu ái của các lãnh đạo với số vốn ban đầu chỉ 5.000 USD để biến thành khối tài sản kếch xù với hơn 300.000 nhân viên vào thời kỳ đỉnh cao của doanh nghiệp.
Chủ tịch Kim đã nắm bắt được thông tin Chính Phủ lên kế hoạch thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may và đặt cược tất cả các nguồn lực có hạn của Daewoo vào nỗ lực tăng tỷ trọng nhập khẩu.
Daewoo đã được phân bố gần 1/3 thị phần mà Hàn Quốc có được vào năm 1972 và đã cung cấp một dòng tiền ổn định để tài trợ cho tăng trưởng của Daewoo trong tương lai và đưa ông Kim gia nhập giới tài phiệt Hàn Quốc.
Ông Kim đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1989 nhằm khơi dậy những ước mơ tươi sáng cho một thế hgeej người Hàn Quốc với tựa đề “Thế giới rộng lớn có nhiều việc phải làm”. Đó được coi là chiếc đòn bẩy đưa Daewoo đến gần với thế giới hơn.
Những kế hoạch tham vọng quá mức của “Cú sảy chân”
Năm 1997, mọi thứ đã bắt đầu nhanh chóng bước vào khủng hoảng. Sự chủ quan và kiêu ngạo của ông Kim đã khiến Daewoo phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo và tiếp tục bành trướng những bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Daewoo tiếp tục công bố kế hoạch bán bớt một số doanh nghiệp để tuân thủ các yêu cầu tái cơ cấu
Ông Kim đã tiếp tục mở rộng các chi nhánh mô hình kinh doanh thông thường và thực hiện các vụ mua lại. Đến đầu năm 1999, Daewoo tiếp tục công bố kế hoạch bán bớt một số doanh nghiệp để tuân thủ các yêu cầu tái cơ cấu trước khi chính phủ đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn.
Đến tháng 7/1999, các kế hoạch đã bị đình trệ và Daewoo tuyên bố tập đoàn này sẽ phá sản nếu như các chủ nợ Hàn Quốc không ủng hộ kế hoạch của họ. Sau đó, chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp và đóng băng các khoản vay của Daewoo.
Đó chính là cú sốc lớn nhất đối với đất nước Hàn Quốc. Cú sốc ấy đã làm ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp và những đối tượng áp lực trực tiếp vì sự tiếp xúc quá lớn của Daewoo đối với họ.
Ngay sau đó, vào ngày 16/9/1999, Daewoo đã yêu cầu tạm hoãn trả lại cho các chủ nợ nước ngoài đến tháng 3/2000 khiến sự bất ổn lan rộng ra thị trường quốc tế. Trước những áp lực lớn của tình trạng nợ nần và báo cáo về cuộc gian lận, ông Kim đã bỏ trốn khỏi đất nước.
Bài học còn nguyên
Chính phủ đã phải vào cuộc để kiểm soát Daewoo sau khi ông Kim bỏ trốn. Sau đó, chính phủ đã tách các công ty con của Daewoo và làm việc với chủ nợ để chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
Vào năm 2005, ông Kim đã trở về Hàn Quốc sau nhiều năm sống lưu vong và bị bắt kết án 10 năm tù
Daewoo đã được chia ra làm ba công ty riêng biệt bao gồm: Daewoo Corporation, Daewoo Engineering & Construction và Daewoo International Corporation. Cả ba công ty này đều đang hoạt động và có sức ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực.
Sau một thời gian bỏ trốn, vào năm 2005, ông Kim đã trở về Hàn Quốc sau nhiều năm sống lưu vong và bị bắt kết án 10 năm tù vì tội tham ô và lừa đảo để che giấu nợ. Đến năm 2019, Ông Kim đã qua đời tại Hàn Quốc ở độ tuổi 82.
Đây có lẽ là lời cảnh tỉnh rõ ràng nhất cho giới lãnh đạo doanh nghiệp và những nhà quản lý có tầm hơn của Hàn Quốc. Không những thế, đó còn là bài học về mô hình kinh doanh không bền vững dựa vào vay nợ quá mức và sự kiêu ngạo mù quáng của nhà lãnh đạo.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ chia sẻ về Daewoo: Bài học từ sự sụp đổ về gã khổng lồ Hàn Quốc vang danh thế giới. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn điều hữu ích.
Theo blogdoanhnhan.org
4.9/5 (46 votes)