Tỷ lệ 7 - 38 - 55 là gì? Quy luật để trở nên hoàn hảo khi giao tiếp
25/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Người được coi tìm ra quy luật 7 – 38 – 55 trong giao tiếp chính là giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian của trường Đại học UCLA.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về quy luật này, mời quý độc giả tham khảo tiếp những thông tin hữu ích được chia sẻ ngay sau đây!
Quy luật 7 - 38 - 55 nói gì?
Quy luật 7 – 38 – 55 trong giao tiếp của giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian nói rằng:
Người được coi tìm ra quy luật 7 – 38 – 55 trong giao tiếp chính là giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian
- Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ trong quá trình giao tiếp.
- 38% liên quan tới ngữ điệu, ví dụ như: âm lượng, sự diễn cảm trong cách diễn đạt, giọng nói,...
- 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, nó liên quan đến vẻ mặt, ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện.
Kết luận này được Giáo sư Tâm thần học – Tiến sĩ Ray Birdwhistell của trường Đại học Pennsylvania khẳng định lại một lần nữa rằng:
- Người nghe sẽ tiếp nhận 7% từ ngữ, nội dung.
- 38% từ cách biểu thị nội dung(giọng nói: cao, thấp, to, nhỏ, nhấn, dừng,...).
- 55% không liên quan đến từ ngữ, chẳng hạn: dáng điệu, di chuyển, trang phục, nét mặt, vung tay,... của người nói.
Bật mí bí quyết giúp ngôn ngữ cơ thể trở nên hấp dẫn
Trang phục, dáng điệu, cách di chuyển, nét mặt, vung tay,... trong khi giao tiếp chính là ngôn ngữ cơ thể. Sau đây, hệ thống sẽ cung cấp một vài điều cơ bản để bạn có thể gây được sự chú ý, giành thiện cảm của người khác về mình nhiều hơn, cụ thể:
Trang phục, dáng điệu, cách di chuyển, nét mặt, vung tay,... trong khi giao tiếp chính là ngôn ngữ cơ thể
Về gương mặt
Bạn hãy chọn và thể hiện một gương mặt đầy sức sống. Đồng thời, hãy xem việc mỉm cười là một phần nằm trong kho tàng ngôn ngữ hàng ngày của bạn và nhớ để lộ răng.
Điệu bộ
Đừng quá lạm dụng nhưng vẫn phải diễn cảm, bạn hãy khép các ngón tay lại khi thực hiện điệu bộ, bàn tay để dưới cằm và trang khoanh tay, bắt chéo chân(trừ trường hợp phụ nữ mang váy ngắn).
Cử động của đầu
Khi nói chuyện, bạn hãy sử dụng kiểu gật đầu một lần 3 cái và khi lắng nghe là nghiêng đầu. Đồng thời, hãy ngửa cằm lên để tăng giá trị của người nghe, làm cho người nói cảm thấy họ được tôn trọng và câu chuyện của họ được nghe một cách nghiêm túc.
Tiếp xúc bằng ánh mắt
Bạn hãy dùng đôi mắt như một công cụ hữu hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi có những điều không cần nói ra thành lời, chỉ cần thể hiện qua ánh mắt cũng khiến đối phương hiểu được.
Tư thế
Khi lắng nghe, bạn hãy cúi người về phía trước còn khi nói là đứng thẳng. Bởi nếu người nói có một tư thế thẳng sẽ tạo được vẻ đĩnh đạc, nghiêm túc, đứng đắn. Còn người nghe chứng tỏ rằng đang chú tâm vào câu chuyện.
Khi nói chuyện, bạn hãy sử dụng kiểu gật đầu một lần 3 cái và khi lắng nghe là nghiêng đầu
Lãnh thổ
Hãy đứng ở khoảng cách sao cho thoải mái, nếu thấy đối phương lùi lại, bạn đừng bước tới nữa. Yếu tố này đôi khi tạo cho cuộc đối thoại trở nên xa cách hoặc gần gũi hơn.
Nếu mang tính chất gần gũi, bạn có thể thu hẹp khoảng cách đến mức vừa phải. Ngược lại, nếu cuộc đối thoại mang tính nghiêm túc, trang trọng, bạn phải giữ một khoảng cách hợp lý để thể hiện sự tôn trong với người đối diện và lịch sự của mình.
Bắt chước
Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác một cách tinh tế, chắc chắn bạn sẽ gây được thiện cảm. Tuy nhiên, nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ gây cảm giác nhàm chán. Vì vậy, bạn hãy bắt chước ở mức độ vừa phải và nhớ là cần có khoảng cách giữa các lần sử dụng.
Theo Cuasotinhyeu.vn, CLB MC thuyết trình HCM.
4.8/5 (93 votes)