Tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và phong cách sáng tác của Hoàng Cầm
15/03/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông đều có một phong thái rất đặc biệt và đặc thù.
Vậy cuộc đời và phong cách sáng tác của nhà thơ thể hiện như thế nào? Mời bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo dưới đây.
Tiểu sử về cuộc đời và phong cách sáng tác của Hoàng Cầm
Hoàng Cầm(tên thật là Bùi Tằng) sinh năm 1922 ở xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Với bút danh đẹp đẽ và độc đáo, nhà thơ đã bước vào thi đàn. Vốn dĩ ông là con trong một gia đình nhà nho lâu đời.
Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học nước nhà
Do cuộc chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đã được đưa về tại quê ở Thuận Thành vào năm 1944 và ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên cứu quốc của Việt Minh.
Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong những năm kháng chiến và giữ chức vụ Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị.
Ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Không lâu sua, ông đã rút khỏi hội nhà văn vào năm 1958. Có thể nói, cuộc đời nhà thơ như những nhà đương thời, luôn chịu nhiều khó khăn và đầy sóng giá.
Nói cách khác, ông là một trong những nhà thơ trữ tình duy mỹ và có phong thái rất đặc biệt và riêng thù. Tên tuổi của ông đã làm rạng danh cả vùng Kinh Bắc. Nhà thơ có tài năng tìm tòi, đổi mới mà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển.
Thơ Hoàng Cầm có những nét chạm khắc tinh hoa của kiến trúc đình-chùa, nó mang hơi thở và dấu ấn sáng tạo tuyệt kỹ của dân gian.
Cuộc sống thời trẻ của nhà thơ Hoàng Cầm
Hồi trẻ, Hoàng Cầm đã theo học tiểu học và trung học ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Ông đã đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã.
Ông đã đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã
Ông đã bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên cứu quốc Việt Minh vào năm 1944 và thành lập đoàn kịch Đông Phương tại Hà Nội khi cách mạng tháng tám bùng nổ.
Ngoài ra, ông còn tham gia Vệ quốc quân vào năm 1947 tại chiến khu 12 và thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân lần đầu tiên.
Nhạc sĩ Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói vào đầu năm 1955 và về làm công tác xuất bản tại Hội Văn nghệ Việt Nam vào cuối năm.
Như vậy, trên đây là chia sẻ về tiểu sử cuộc đời và phong cách sáng tác của nhà thơ Hoàng Cầm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhà thơ này.
Theo sachhay24h.com và timdapan.com
4.9/5 (45 votes)