Tiểu sử đồng chí Phạm Hùng: Người lãnh đạo tài năng, xuất sắc của nước nhà
10/08/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Phạm Hùng là một trong những chính trị gia nổi tiếng của nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông là người không ngại gian khổ, hy sinh và nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất cho dân tộc nước nhà.
Trong bài viết hôm nay, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử cuộc đời cũng như những đóng góp to lớn của đồng chí đối với nhân dân ta.
Tiểu sử cuộc đời của đồng chí Phạm Hùng
Đồng chí Phạm Hùng(tên khai sinh là Phạm Văn Thiện) sinh ngày 11/06/1912 tại Vĩnh Long. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Quê hương đồng chí thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Phạm Hùng là chính trị gia nổi tiếng của nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Vì bản thân sinh ra trên Đồng bằng sông Cửu Long kiên cường chống giặc ngoại xâm nên từ sớm Phạm Hùng đã dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng.
Từ một thanh niên yêu nước thực sự, ông đã đến với chủ nghĩa cộng sản và chính thức trở thành đảng viên cộng sản của thế hệ đầu tiên.
Tuy nhiên, vì căn bệnh nhồi máu cơ tim nặng và tuổi cao sức yếu, đồng chí đã qua đời mãi mãi vào ngày 10/03/1988 tại Sài Gòn khi đang đương nhiệm.
Những cống hiến to lớn của Phạm Hùng đối với dân tộc
Cả cuộc đời tham gia cách mạng, Phạm Hùng đã có nhiều đóng góp to lớn đối với dân tộc ta, cụ thể như sau:
Phạm Hùng là người đã có nhiều đóng góp to lớn đối với dân tộc ta
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
1930 |
Phạm Hùng làm bí thư chi bộ trường và công tác ở các xã, huyện, tỉnh Mỹ Tho và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. |
06/1931 – 20/09/1932 |
Ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 năm tù. Tuy nhiên, đồng chí vẫn tiếp tục tổ chức cho tù nhân tranh đấu chống thực dân phong kiến. Sau đó, thực dân Pháp đã mở vụ án hình sự tại tỉnh Mỹ Tho để kết án tử hình các ông và mang về Sài Gòn để hành quyết. |
1934 – 10/1945 |
Ông được kết nạp vào Đảng bộ Nhà tù Côn Đảo và được cử làm Bí thư Chi bộ. Sau khi về đất liền, đồng chí hoạt động cách mạng ở Sóc Trăng và được bầu làm Giám đốc Quốc gia tự vệ cuộc. |
1947 - 1948 |
Ông được cử làm phó giám đốc Sở Công an Nam Bộ và Trưởng đoàn đại biểu miền Nam tại Việt Bắc. |
06/1950 – 03/1952 |
Đồng chí được trở về nam làm Trưởng Đặc khu Sài Gòn tại Chợ Lớn. Sau đó, ông được bầu vào Ban Chấp hành TW Đảng và làm Bí thư Khu ủy Liên khu miền Đông, Phó Bí thư TW Cục kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu miền Đông Nam Bộ. |
1955 |
Ông được cử làm Trưởng đoàn đại biểu QĐND VN tại Ủy ban Liên hợp đình chiến ở Nam Bộ. |
06/1956 - 1957 |
Đồng chí được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị. Thời gian về sau, ông đã làm Trưởng ban Thống nhất Trung ương. |
01/04/1958 – 07/1960 |
Tại kỳ họp thứ VIII của Quốc hội khóa I, ông Hùng được bầu làm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế và Phó Thủ tướng tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II. |
09/1960 – 06/1964 |
Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành TW, Ban Bí thư, Bộ Chính trị và làm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, tài chính, ngân hàng, nội ngoại thương. |
1967 - 1975 |
Phạm Hùng được cử làm Bí thư TW Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam vào chiến trường chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi miền Nam giải phóng, ông được giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác Đảng và nhà nước ở miền Nam. |
12/1976 – 10/03/1988 |
Ông được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Tháng 10/03/1988, đồng chí đột ngột qua đời trong lần đi công tác ở các tỉnh phía Nam. |
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử cuộc đời cũng như những cống hiến to lớn của Phạm Hùng đối với nhân dân sẽ hữu ích với bạn. Hãy cập nhật, theo dõi hệ thống thường xuyên để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích và hấp dẫn, bạn nhé!
Theo tieusu.net và thpt-luongvancan.edu.vn
4.9/5 (49 votes)