Tiểu sử Đỗ Mười: Nguyên Tổng bí thư của ĐCS Việt Nam
17/09/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Đỗ Mười được mệnh danh là cựu chính trị gia nổi tiếng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của nước nhà.
Vậy tiểu sử, thân thế và quá trình công tác của đồng chí như thế nào? Mời quý bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo sau.
Tiểu sử, thân thế của đồng chí Đỗ Mười
Đỗ Mười(tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02/02/1917 tại Hà Đông. Quê hương ông thuộc xã Đông Phù Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đỗ Mười được mệnh danh là cựu chính trị gia nổi tiếng của nước Việt Nam
Ông được quý độc giả biết đến là nguyên tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng chí sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông có 7 người con. Theo dư luận báo chí cho rằng, ông đã có vợ tên là Tạ Thị Thanh nhưng đã qua đời.
Đến khi ông được nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ làm mối cho người đàn bà thì ông với người vợ thứ hai đã có với nhau 2 người con, bao gồm một nếp, một tẻ. Con trai của ông là người thay mặt thay mặt gia quyền đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu của cha vào ngày 07/10/2018.
Đồng chí đã qua đời vào ngày 01/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và ông đã được người nhà an táng tại quê hương Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội.
Quá trình công tác của Đỗ Mười
Trong quá trình công tác, Đỗ Mười đã đảm nhận được nhiều chức vụ khác nhau của Đảng và Nhà nước, cụ thể là:
Trong quá trình hoạt động, ông là người có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc
Giai đoạn công tác |
Chi tiết |
1936 - 1937 |
Đồng chí Đỗ Mười tham gia phong trào Mặt trận Bình dân và Tổ chức Ái hữu thợ mỏ Hòn Gai. |
1938 - 1945 |
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam rồi tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông. |
1946 - 1955 |
Đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Nam Định. Đến năm 1947 – 1949, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình, Hoà Bình và Khu uỷ viên Khu III. Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Phó Bí thư Liên Khu uỷ kiêm Chính uỷ kiêm Tư lệnh Liên khu III. Vào năm 1955, ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng và được bầu bổ sung Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng. |
1956 - 1958 |
Đồng chí Đỗ Mười làm Thứ trưởng Bộ Thương nghiệp và Bộ trưởng Bộ Nội thương. |
09/1960 - 1968 |
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, ông được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ. |
1969 – 12/1976 |
Ông Đỗ Mười làm Phó Chủ tịch Hội đồng chi viện tiền tuyến TW, Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và chống phong tỏa Cảng Hải Phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông được bầu Ban Chấp hành TW Đảng bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. |
06/1988 – 06/1996 |
Ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Đỗ Mười tiếp tục được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng. |
12/1997 |
Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ tư khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười xin thôi tham gia Ban Chấp hành TW Đảng, thôi giữ chức Tổng Bí thư và được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành TW Đảng đến năm 2000. |
Tóm lại, đồng chí Đỗ Mười là người có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc. Do đó mà ông đã được Nhà nước trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi của Đảng, Huân chương Sao vàng cùng với nhiều giải thưởng cao cấp khác.
Hy vọng nội dung chia sẻ về tiểu sử, thân thế và quá trình công tác của đồng chí Đỗ Mười trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy theo dõi hệ thống thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức hay về người lãnh đạo tài giỏi bạn nhé!
Theo truyenhinhcapsongthu.net và kimson.ninhbinh.gov.vn
4.9/5 (42 votes)