Tết Trung thu ở Việt Nam: Lịch sử ra đời và ý nghĩa
16/10/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Tết Trung thu có nguồn gốc từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Ngày lễ là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, quây quần và trò chuyện cùng nhau.
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của Tết Rằm tháng Tám. Bạn đọc hãy theo dõi thông tin bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu nhé!
Lịch sử ra đời ngày 15 tháng 8
Tết Trung thu thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Có rất nhiều câu truyện khác nhau liên quan đến Tết Đoàn viên. Trong đó, ở Việt Nam nguồn gốc của ngày lễ được hình thành từ câu chuyện Hằng Nga và chú Cuội.
Rằm tháng Tám bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội
Chuyện kể rằng, xưa kia có một tiên nữ tên là Hằng Nga nhan sắc xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường lẻn xuống trần gian để chơi đùa cùng bọn trẻ dù tiên giới cấm đoán. Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh vào ngày rằm, chị Hằng quyết định xuống trần gian để tìm ra công thức món bánh. Lúc này, nàng vô tình gặp chú Cuội và đã được Cuội chỉ cho cách làm bánh trung thu và đã thắng cuộc thi.
Lúc đó chú Cuội vì phép lạ mà đã cùng cây đa bị kéo lên cung trăng và kẹt lại nơi đây. Thấy vậy, Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội cứ mỗi năm được xuống trần gian một dịp. Ngọc Hoàng liền đưa ra ngày rằm tháng 8 âm lịch, cũng theo đó mà đó Tết Thiếu nhi ra đời.
Ý nghĩa Tết Rằm tháng Tám
Tết Hoa đăng mang lại rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Dịp lễ còn được gọi là Tết đoàn viên, Tết trông trăng hay Tết thiếu nhi:
Ý nghĩa |
Chi tiết |
✔️Tết Đoàn viên |
● Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của ngày lễ này. ● Ngày 15 tháng 8 là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau cùng thưởng thức mâm cỗ Trung thu. ● Tết Rằm tháng Tám còn giúp mọi người bày tỏ lòng hiếu thảo với người thân, từ đó tạo dựng sự gắn kết giữa các thế hệ. |
✔️Tết Thiếu nhi |
● Tết Trung thu(Tết Thiếu nhi) là dịp dành cho trẻ em vui chơi. ● Rằm Trung thu là lúc để người lớn thể hiện sự quan tâm và yêu thương đến thế hệ tương lai. ● Ngày lễ mang đến cho bọn trẻ những kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong tuổi thơ. |
✔️Tết Vu Lan |
● 15 tháng 8 là dịp để mọi người tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất. ● Các gia đình thường cúng bái tổ tiên, qua đó bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp đến với thế hệ trước. ● Ngoài ra ngày lễ là dịp để mọi người thể hiện lòng yêu thương, quan tâm và sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. |
Nhìn chung Tết Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quây quần sum họp tưởng nhớ đến ông bà và tổ tiên. Đồng thời phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và lưu truyền đến muôn đời sau.
Một số hoạt động thú vị thường thấy trong Tết Bánh Trung thu
Ở Việt Nam khi dịp lễ này đến, người dân cũng như trẻ em lại tất bật với những hoạt động như múa lân, chơi trò chơi dân gian hay phá cỗ… cụ thể:
Hoạt động múa lân không thể thiếu trong dịp lễ này
● Nhảy, múa lân: Thường được tổ chức trong các sự kiện trong ngày Tết Trung thu. Các nhóm nhảy múa trình diễn mang lại sự may mắn và tài lộc đến mọi người.
● Chơi trò chơi dân gian: Một số trò chơi dân gian sẽ được tổ chức vào ngày lễ như kéo co, đu quay hay nhảy bao lúa…
● Chuẩn bị mâm cỗ dâng lên tổ tiên: Ở một số gia đình cứ vào ngày này lại chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, hoa quả, đèn… để dâng lên tổ tiên như một cách thể hiện sự tôn kính và biết ơn tổ tiên đã xây dựng và bảo vệ gia đình.
Bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động khác như làm lồng đèn hay ăn bánh trung thu. Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn là dịp để mọi người gắn kết với nhau hơn.
Kết luận
Như vậy, Tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Ngày lễ là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp cùng nhau tạo nên sự yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Mong rằng, chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Tết Trung thu. Theo dõi kênh thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!
Theo Dienmaycholon và Vi.wikipedia
4.9/5 (20 votes)