Muốn trẻ tiến lên trên đường đời, cha mẹ đừng bỏ qua 10 thói quen tốt sau!
09/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Không trì hoãn mọi việc, hướng trẻ vào thói quen đọc sách, sinh hoạt điều độ, kiểm soát tốt cảm xúc,... là những thói quen tốt nên hướng cho con trẻ để nâng đỡ chúng tiến lên trên đường đời. Mời quý độc giả tham khảo những thông tin dưới đây để tìm hiểu chi tiết chủ đề này hơn nhé!
Để con tự giải quyết vấn đề và tập suy nghĩ độc lập
Cha mẹ nên khuyến khích con tập thói quen suy nghĩ về mọi việc, hình thành ý kiến và cách giải quyết riêng. Bởi điều này sẽ khiến con trẻ trở nên độc lập hơn.
Để con tự giải quyết vấn đề và tập suy nghĩ độc lập
Sự thành công của con trẻ còn phụ thuộc vào việc chúng biết tự suy nghĩ như thế nào và tự đưa ra giải pháp từ suy nghĩ độc lập của mình ra sao.
Nếu con bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy hướng dẫn chúng xác định vấn đề và giải quyết bằng biện pháp tích cực.
Không trì hoãn mọi việc
Nhiều người trưởng thành thường mắc chứng trì hoãn, đến phút chót mới làm việc vội vàng. Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen không trì hoãn từ nhỏ để trẻ có nhiều thời gian giải quyết những trường hợp xảy ra bất ngờ, khẩn cấp.
Để con tham gia việc nhà, rèn luyện ý thức trách nhiệm
Đừng cho rằng con mình vẫn còn nhỏ nên không để chúng làm bất cứ điều gì. Hãy để trẻ làm một số việc nhà trong khả năng để rèn luyện ý thức trách nhiệm.
Để con tham gia việc nhà, rèn luyện ý thức trách nhiệm
Hãy để con bạn hiểu rằng chúng cũng là một thành viên trong gia đình và cũng có nghĩa vụ chia sẻ những việc trong gia đình mình.
Hướng trẻ vào thói quen đọc sách
Đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như: phát triển trí não, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội,... Đây cũng là cơ sở để giúp con trong cuộc sống sau này có thể thành công.
Bố mẹ phải làm gương sẽ là cách tốt nhất để hướng trẻ vào thói quen đọc sách. Bởi chúng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, háo hức muốn cạnh tranh với bố mẹ.
Học và biết cách lựa chọn
Cuộc sống có đôi lúc bắt buộc phải đưa ra lựa chọn dù khó khăn đến đâu. Nhất là khi phải từ bỏ những thứ mình yêu thích, con người sẽ càng rơi vào nỗi buồn sâu sắc.
Học và biết cách lựa chọn
Cha mẹ cần rèn luyện khả năng lựa chọn và sẵn sàng từ bỏ cho con mình. Đây là một phương pháp giúp con rèn luyện thói quen tư duy để có mục tiêu rõ ràng khi đứng trước các lựa chọn lớn trong cuộc sống về sau.
Sinh hoạt điều độ
Một trong những yếu tố quan trọng để có được sức khỏe tốt là phải sinh hoạt điều độ. Nếu giờ sinh hoạt không được cố định, ham chơi sẽ đẩy con trẻ vào cuộc sống trở thành người thiếu tự chủ.
Vì vậy, cha mẹ cần giúp con mình hình thành những thói quen được lặp lại thường xuyên. Từ nhỏ đã có cuộc sống điều độ sẽ giúp trẻ sớm tự lập kế hoạch cho mọi điều chúng muốn làm.
Học cách lắng nghe và biết giúp đỡ người khác
Trước hết, cha mẹ cần phải kiên nhẫn lắng nghe con cái vì đây là biểu hiện của sự tôn trọng. Khi đó, cũng nên dạy con rằng cần lắng nghe và hiểu người khác một cách kiên nhẫn như họ đang làm.
Hãy để con bạn học cách tôn trọng ý kiến và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ có nhiều mối quan hệ tốt hơn.
Làm sai phải biết nhận lỗi và sửa
Một khi đủ can đảm để nhận lỗi, không đổ lỗi hay giấu diếm, đây sẽ là là một liều thuốc hữu hiệu nhất giúp con trẻ nên người.
Làm sai phải biết nhận lỗi và sửa
Cha mẹ nên hiểu tư duy của con mình còn khá non nớt nên dễ mắc sai lầm. Vì vậy, người lớn nên thông cảm, thấu hiểu và dạy con cách tự nhìn nhận lỗi sai của mình và sửa chữa.
Nên khuyến khích con mình mạnh dạn lỗi khi làm sai, đồng thời cũng nên hướng dẫn cách khắc phục, sửa đổi những lỗi sai đó như thế nào.
Có dũng khí dám thử, dám nghi ngờ
Trẻ phải có dũng khí để cố gắng nếu muốn thành công. tinh thần mạo hiểm sẽ là nguồn lực quý hiếm nhất trong những môi trường không chắc chắn.
Khuyến khích trẻ cố gắng và nghi ngờ là để rèn luyện tinh thần dũng cảm, trách nhiệm, tự tin và tư duy độc lập
Kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi
Đối với những đứa trẻ không kiểm soát được cảm xúc, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy con nhận diện được cảm xúc, hành vi phù hợp để bộc lộ tâm trạng.
Kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi
Hãy bắt đầu bằng cách dạy chúng ghi lại những cảm xúc như: vui, buồn, giận dữ, hạnh phúc, sợ hãi,... Sau đó mới nói về sự khác nhau giữa hành vi và cảm xúc. Cuối cùng, bạn hãy động viên trẻ biết cách kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Theo Vnexpress.net
4.9/5 (85 votes)