Lau dọn bàn thờ ngày Tết: Thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn
11/07/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Lau dọn bàn thờ ngày Tết cần rất cẩn thận. Các bước làm bao gồm như chuẩn bị đồ dùng, thắp hương xin phép, ăn mặc trang nghiêm, lau dọn, tỉa chân hương,…
Việc này mang giá trị tâm linh, và trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Đây là dịp để gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, thần linh. Tuy nhiên cũng cần tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận. Vậy trình tự thực hiện lau dọn bàn thờ ngày Tết như nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Khi nào tiến hành vệ sinh nơi thờ cúng
Theo quan niệm, thời điểm tốt nhất để dọn dẹp là vào những ngày cuối năm. Trong khoảng từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Bởi người dân cho rằng thời gian này “thần linh đi vắng”.
Việc lau dọn bàn thờ ngày Tết nên diễn ra vào cuối năm, sau khi ông Táo đi chầu trời
Chính vì vậy, việc dọn dẹp vào lúc này để bày tỏ lòng thành tâm, tri ân đối với người đã mất. Đồng thời, cũng để chuẩn bị cho một năm mới an lành, may mắn.
Ngoài ra, khung giờ vệ sinh nên bắt đầu lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa. Hoặc từ 1 giờ chiều tới 5 giờ 55 phút. Tuyệt đối không động vào nơi linh thiêng khi bị hành kinh hoặc thân thể không sạch sẽ.
Các bước cần nhớ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết. Cụ thể như khăn mềm, nước bao sái, chổi quét bàn thờ, túi đựng,… Khi lấy đủ dụng cụ xong, bạn cần tắm rửa sạch sẽ. Sau đó mặc quần áo gọn gàng, trang nghiêm trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ.
Trước khi vệ sinh bàn thờ, chúng ta cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm
Tiếp theo, chúng ta thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên. Người thực hiện chờ hương tàn rồi bắt đầu lau dọn. Đối với các vật phẩm cúng bái, người vệ sinh phải làm sạch bằng khăn mềm và nước bao sái. Không được dùng nước bẩn hay nước trắng.
Trước khi thực hiện, gia chủ phải thắp hương khấn vái, xin phép thần linh
Khi tiến hành lau dọn xong, bạn cần tỉa chân hương cẩn thận. Bằng cách giữ bát hương tránh làm xê dịch. Sau đó nhổ thành từng cụm 3 - 5 chiếc một lúc. Lưu ý số lượng để lại nên là số lẻ cụ thể như 3, 5, 7, 9.
Khi tỉa chân nhang cần giữ chặt bát hương tránh xê dịch hay làm đổ
Sau đó, chúng ta cần mang chúng đi đốt và tro có thể mang rải ở các gốc cây. Hoặc gia chủ có thể bỏ chân hương xuống sông, hồ. Tuyệt đối không vứt lung tung.
Bạn cần đốt chân hương sau đó rải tro xuống gốc cây, tránh vứt bỏ lung tung
Sau khi tiến hành các bước trên, bạn hãy bài trí lại ban thờ một cách gọn gàng, trang nghiêm. Và thay nước đầy đủ, sắp xếp sao cho cân đối.
Kết luận
Tóm lại, việc lau dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng, mang giá trị tâm linh cao. Người thực hiện cần thực hiện đầy đủ các bước sau. Cụ thể như chuẩn bị đồ dùng cần thiết, thắp hương xin phép, ăn mặc trang nghiêm, tiến hành lau dọn,… Trong khi làm luôn giữ lòng thành kính, thanh tịnh.
Hy vọng bài viết của hệ thống đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết để thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn với người đã khuất.
Theo M.ngoisao.vn
4.9/5 (16 votes)