Tìm hiểu lợi ích và chức năng chính của E-Procurement (mua sắm điện tử)
10/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
E-Procurement dùng để chỉ hình thức mà một tổ chức sử dụng Internet để mua hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động đó. Vậy lợi ích và chức năng của mua sắm điện tử là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
Lợi ích của việc E-Procurement
Việc số hóa các quy trình giảm thiểu các lỗi do bất cẩn khi thực hiện các bước thủ công. Đồng thời giúp giảm được đến 70% chi phí xử lý ở một tổ chức. Nhưng tiết kiệm chi phí không phải là lợi ích duy nhất mà các giải pháp E-Procurement mang lại.
E-Procurement giúp tiết kiệm chi phí
Khi một doanh nghiệp thực sự áp dụng giải pháp E-Procurement và đạt được 100% sự chấp thuận của người dùng. Việc tuân thủ mua hàng sẽ tăng lên gấp 10 lần, quản lý chi tiêu tốt hơn và hàng hóa, dịch vụ có thể thương lượng với giá tốt hơn. Ngoài ra, E-Procurement còn có thể:
- Tăng tốc độ giao dịch.
- Chuẩn hóa trải nghiệm mua hàng.
- Ngăn ngừa sự lừa đảo.
- Cung cấp khả năng hiển thị chi tiêu 100%.
- Giảm bớt các tác vụ thường ngày đẻ nhóm mua sắm có thể tập trung vào sáng kiến mang tính chiến lược.
Một số chức năng chính của mua sắm điện tử
Mua sắm điện tử giúp tiếp cận và đem lại lợi ích cho toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty và hoạt động chuỗi cung ứng. Sau đây là một số chức năng của E-Procurement:
- Tự động hóa các quy trình thủ công để tiết kiệm thời gian và giảm các lỗi do dự bất cẩn của con người gây ra.
- Đơn giản hóa quy trình mua sắm thông qua quy trình không chạm, công nghệ tiên tiến và tuân theo các bước.
- Cung cấp cho nhân viên và các bên liên quan nền tảng để giám sát, theo dõi trong suốt quá trình mua hàng. Nhờ vậy giúp tối ưu hóa hiệu suất mua sắm.
- Cho phép đàm phán giữa đối tác và các bên liên quan.
6 công cụ của mua sắm điện tử
Trong E-Procurement có 6 danh mục cũng là 6 công cụ mà hầu hết các giải pháp mua sắm điện tử rơi vào là:
Công cụ |
Thông tin |
Phân tích chi tiêu |
Trực quan hóa dữ liệu, so sánh chi tiêu, theo dõi tuân thủ chi tiêu và các khoản chi tiêu theo danh mục và nhà cung cấp. |
Quản lý nhà cung cấp |
Hợp tác với nhà cung cấp, quản lý dự án và quản lý tiền lương. |
Tìm nguồn cung ứng điện tử |
Thư viện kiến thức, theo dõi phản hồi, tính điểm tự động và cộng tác với nhà cung cấp. |
Quản lý hợp đồng |
Soạn thảo, công cụ quy trình làm việc, quản lý tài liệu, theo dõi hoàn thành và tìm kiếm trực quan. |
Quản lý danh mục |
Tích hợp, tìm kiếm trực quan và khả năng phân loại, lập nhóm hàng hóa. |
Lập hóa đơn điện tử |
Quản lý thanh toán, danh mục và quy tắc tự động, cộng tác và trực quan hóa dữ liệu. |
Cách thức hoạt động của mua sắm điện tử
Để thực hiện mua sắm điện tử cho tổ chức của bạn là lựa chọn và triển khai giải pháp. Có nhiều nhà cung cấp trên thị trường để bạn lựa chọn và tìm kiếm giải pháp E-Procurement hoàn hảo. Điều quan trọng nhất là phải xem xét nhu cầu của các bên liên quan.
Khi có yêu cầu mua hàng, người có thẩm quyền tiến hành phê duyệt bằng phương pháp điện tử
EI Industrial là công ty đi đầu lĩnh vực thương mại điện tử B2B ngành sản xuất và xây dựng. EI Industrial cung cấp nền tảng giúp cho quy trình mua hàng thuận tiện hơn cho cả người bán và mua.
Với khả năng hoạt động tự động của mình, E-Procurement còn giúp doanh nghiệp loại bỏ rắc rối, phức tạp của quy trình giấy tờ. Đồng thời cũng giảm đáng kể các lỗi do thực hiện bằng quy trình thủ công. Đây là tác động tích cực mà mua sắm điện tử mang lại.
Các giải pháp mua sắm điện tử trang bị cho nhân viên những công nghệ cần thiết để tìm kiếm. Cũng như chọn mua các mặt hàng mà họ thông qua danh mục hàng hóa trực tuyến. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, mua sắm điện tử còn cho phép nhân viên quản lý việc mua hàng.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được lợi ích và chức năng chính của E-Procurement. Đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều tin tức mới bạn nhé!
Theo We.eiindustrial.com
4.9/5 (91 votes)