Tên gọi các bộ phận ô tô, khám phá chức năng của từng bộ phận

calendar 14/10/2024 user Đăng bởi: Hà Thu

Tên gọi các bộ phận ô tô được chia thành hai nhóm chính đó là ngoại thất và nội thất. Để có một xe ô tô hoàn chỉnh cần khoảng 30.000 chi tiết.

Để hiểu rõ hơn về xế cưng của bạn, hãy cùng khám phá tên gọi các bộ phận ô tô và chức năng chi tiết của chúng qua bài viết sau đây nhé!

Tên gọi các bộ phận ô tô ở phía ngoài xe

Ngoại thất xe ô tô là tổng thể các bộ phận nằm bên ngoài xe, tạo nên diện mạo và góp phần bảo vệ "xế cưng" của bạn trên mọi hành trình. Hãy cùng khám phá chi tiết từng bộ phận và chức năng quan trọng của chúng:

 

Tên gọi các bộ phận ô tô ở phía ngoài xe

Tên gọi các bộ phận ô tô ở phía ngoài xe


Lưới tản nhiệt

Hầu hết các mẫu xe mới nhất hiện nay đều có lưới tản nhiệt có vị trí ở mặt trước xe, thường nằm trên cản trước hoặc nắp ca-pô.

Lưới tản nhiệt thiết kế cho phép luồng khí lưu thông vào khoang động cơ, giúp làm mát động cơ và các bộ phận khác.

Cản xe ô tô

Cản xe ô tô có vị trí nằm ở phía trước và sau xe. Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cho phần đầu và đuôi.

Chức năng của bộ phận này giúp hấp thụ lực va chạm khi xảy ra tai nạn, giảm thiểu thiệt hại cho xe và bảo vệ người ngồi trong xe, bảo vệ bộ tản nhiệt tránh khỏi bụi bẩn, côn trùng.

Nắp ca-pô

Nắp ca-pô chính là phần khung kim loại đặt ở vị trí phía trước với mục đích để che chắn bảo vệ khoang động cơ.

Thiết bị này thiết kế có đóng mở dễ dàng tiện lợi giúp chủ xe kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ một cách nhanh nhạy hơn.

Đèn pha

Không có một chiếc xe nào trên thị trường thiếu cụm đèn pha dành cho ô tô. Vì đây là một trong các bộ phận quan trọng.

Chức năng của đèn này giúp chiếu sáng khi di chuyển vào ban đêm hoặc nơi có điều kiện thiếu ánh sáng.

Kính chắn gió

Kính chắn gió chính là khung kính to được đặt ở phía trước mặt xe giúp che chắn tầm nhìn cho người lái xe.

Chức năng của bộ phận này bảo vệ người lái và hành khách khỏi bụi bẩn, côn trùng, đá sỏi, các vật thể khác.

Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu được lắp đặt ở hai bên trái và phải giúp tài xế quan sát đường hai bên khi đang di chuyển.

Tùy từng loại xe, một số gương chiếu hậu có thêm tính năng gập điện, chỉnh điện, tích hợp đèn báo rẽ, đèn báo gạt nước sau.

Nội thất - Tên gọi của từng bộ phận

Phần nội thất xe ô tô chính là nơi mà hành khách và người lái xe ngồi trong suốt quá trình di chuyển trên một chặng đường dài.

 

Tên gọi các bộ phận ô tô phần nội thất

Tên gọi các bộ phận ô tô phần nội thất


Vô lăng

Vô lăng là bộ phận thuộc hệ thống buồng lái, gắn liền với người lái xe để di chuyển hướng đi của chiếc xế cưng.

Theo quy định tại Việt Nam, chiều di chuyển thuận nằm ở phía bên phải, vì thế cho nên vô lăng được thiết kế ở bên trái buồng lái.

Bảng táp-lô

Bảng đồng hồ: Đây chính là hệ thống thông báo các thông tin bao gồm màn hình, đèn báo và các loại đồng hồ số, đồng hồ xăng, vận tốc xe,… được thể hiện qua dạng kim chỉ và số.

Bảng điều khiển: Bao gồm toàn bộ công tắc điều khiển thiết bị tiện ích ở bên trong xe: Điều khiển âm thanh, quạt gió, máy lạnh, điều khiển gạt nước,…

Bàn đạp phanh

Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh của ô tô. Khi bạn đạp vào bàn đạp phanh, lực của bạn sẽ được truyền qua hệ thống thủy lực để kích hoạt phanh, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại.

Bàn đạp phanh thường được làm bằng cao su hoặc kim loại và được đặt ở sàn xe, bên phải bàn đạp ga.

Bàn đạp xe số sàn

Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe số sàn. Nó có chức năng ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, giúp bạn sang số dễ dàng và êm ái hơn.

Thường được làm bằng cao su hoặc kim loại và được đặt ở sàn xe, bên trái bàn đạp phanh. Bàn đạp xe số sàn thường có kích thước lớn hơn bàn đạp phanh và có bề mặt nhám để giúp bạn dễ dàng điều khiển.

Kết bài

Như vậy, qua bài viết trên hệ thống đã giúp chúng ta khám phá tên gọi các bộ phận ô tô. Hy vọng những thông tin này cho bạn sự hiểu biết rõ hơn về cấu tạo và chức năng hoạt động của xế cưng!

Thế giới ô tô còn ẩn chứa vô số điều thú vị khác đang chờ bạn khám phá. Cùng theo dõi trang web để tìm hiểu thêm các chủ đề khác nhé!

Theo Cafebiz.vn

4.8/5 (28 votes)

30 03/25

Những điều bạn cần biết khi thay bình ắc quy và pin cho xe đạp điện, xe máy điện

Khi thay bình ắc quy hoặc pin cho xe đạp điện, xe máy điện, bạn cần lưu ý nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn, hiệu suất và tuổi thọ của xe. Dưới đây là những điều quan trọng cần biết khi thực hiện việc thay thế này:

28 03/25

Ô tô điện có những loại nào và cách phân biệt chúng ra sao?

Ô tô điện là một loại phương tiện sử dụng năng lượng điện để vận hành, thay vì sử dụng động cơ đốt trong như xe chạy xăng hoặc dầu diesel. Dựa trên cách thức hoạt động và nguồn năng lượng sử dụng, ô tô điện được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại ô tô điện phổ biến và cách phân biệt chúng :

26 03/25

Xác định thời điểm thay lốp ô tô: An toàn cho mọi hành trình

Xác định thời điểm thay lốp là một trong những việc cần định kỳ làm. Điều này có thể quan sát bằng mắt thường, dựa vào khí hậu, thời tiết, cảm nhận lái.

24 03/25

Khám phá xe đạp điện vnbike v1, chiếc xe quốc dân

Xe đạp điện VNbike V1 là một trong những dòng xe đạp điện phổ biến tại Việt Nam, được ưa chuộng nhờ thiết kế trẻ trung, hiện đại và giá thành phải chăng. Dưới đây là thông tin chi tiết về xe đạp điện VNbike V1.

22 03/25

Hướng dẫn thủ tục đổi biển số xe từ biển số trắng sang biển số vàng chi tiết

Thủ tục đổi biển số xe từ biển số trắng (biển số cá nhân) sang biển số vàng (biển số kinh doanh) tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện

20 03/25

Ô tô đạt mốc 20.000km: Những bộ phận cần bảo dưỡng ngay

Ô tô đạt mốc 20.000km khiến các động cơ bị bào mòn. Bên cạnh đó do môi trường di chuyển nhiều bụi bẩn còn dễ gây nên những tắc nghẽn, hỏng hóc thiết bị.

18 03/25

Lái ô tô dưới mưa: Nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn

Lái xe ô tô dưới mưa làm cho tài xế bị che tầm nhìn, dễ mất kiểm soát. Các vũng nước lớn còn khiến cho khả năng hoạt động của hệ thống an toàn giảm.

16 03/25

Bỏ ngay 4 thói quen xấu khi điều khiển xe số tự động

Xe số tự động nếu không điều khiển đúng cách sẽ rất dễ xảy ra nguy hiểm. Học cách lái xe an toàn giúp việc di chuyển của mình và các phương tiện khác đều thuận lợi.

14 03/25

Điểm danh 3 cách xử lý khi vô lăng bị khóa cứng

Cách xử lý khi vô lăng bị khóa cứng trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó, chủ phương tiện hãy tìm vị trí an toàn để đỗ xe và mở khóa bánh lái.

12 03/25

Mẹo hạ nhiệt ô tô nhanh chóng, hiệu quả tài xế nào cũng nên biết

Mẹo hạ nhiệt ô tô bằng một số phương thức đơn giản, hiệu quả tài xế nào cũng nên biết. Bao gồm như đóng - mở cửa xe liên tục, giảm độ C của vô lăng, cần số,...

10 03/25

4 loại dung dịch cần kiểm tra - An toàn trên mọi hành trình của xe hơi

Dung dịch cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi giúp đảm bảo an toàn cho tài xế và phương tiện. Bao gồm dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính, nhớt máy động cơ.

08 03/25

Nguy cơ tiềm ẩn khi xe điện ngập nước bạn nên biết

Xe điện ngập nước sẽ không xảy ra hậu quả tức thời ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này vẫn sẽ ảnh hưởng tới một số bộ phận, gây hư hỏng, sự cố.

06 03/25

Hướng dẫn đánh lái ra khỏi chỗ đỗ xe dễ dàng, nhanh chóng

Đánh lái ra khỏi đỗ xe trở thành kỹ năng bất kỳ tài xế nào đều phải thực hành nhiều lần. Việc này giúp thao tác thành thạo, tránh va quẹt, đâm đụng,...

04 03/25

Bí kíp khắc phục lỗi động cơ máy dầu hiệu quả, nhanh chóng

Lỗi động cơ máy dầu trở thành vấn đề được nhiều bác tài xế quan tâm, tìm hiểu. Sự cố này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành, trải nghiệm lái.

02 03/25

Bí quyết phanh động cơ khi xuống dốc để bảo vệ xe

Phanh động cơ khi xuống dốc trở thành vấn đề được rất nhiều tài xế quan tâm tìm hiểu. Điều này hỗ trợ giảm tốc độ hiệu quả trên những cung đường đèo cao.

28 02/25

Điểm danh 3 cách giảm chói mắt khi lái ô tô bạn nên biết

Cách giảm chói mắt khi lái ô tô tài xế nên sử dụng tấm chắn nắng. Ngoài ra, bạn hãy dùng dán phim cách nhiệt hoặc đội mũ lưỡi trai để khắc phục tình trạng này.