Lễ hội Ramưwan: Tập quán truyền thống của người Chăm Bàni

calendar 11/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Ramưwan được ví như sự kiện văn hóa lớn nhất của người Chăm Bàni. Gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khát vọng về mùa màng thắng lợi, thời tiết thuận hòa.

Hàng năm, đồng bào Chăm có nhiều lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Trong đó phải kể đến Ramưwan, sự kiện gắn liền với quan niệm tôn giáo của cư dân nơi đây. Cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Tổng quan về lễ hội Ramưwan

Hội Ramưwan còn biết đến với tên gọi lễ tảo mộ của người Chăm Hồi giáo ở Ninh Thuận. Thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ý thức hướng về cội nguồn gia đình, Do đó, thời điểm này, con cháu xa xứ trở về thôn bản quây quần, chung vui trong không khí náo nhiệt của sự kiện.

 

Người Chăm Bàni tổ chức lễ Ramưwan với tấm lòng thành kính

Người Chăm Bàni tổ chức lễ Ramưwan với tấm lòng thành kính


Đồng thời tạo cơ hội cho dân làng tập trung, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Qua đó, bồn tồn phát huy bản sắc dân tộc trong thời đại mới.

Hội Ramưwan có những nghi thức gì?

Ramưwan trong tiếng Chăm có nghĩa là tháng 9 theo lịch âm của người Hồi giáo. Họ gọi đây là tháng Ramưwan hay Tết Chăm Bàni. Thời điểm này bà con tổ chức tảo mộ, cúng gia tiên trước khi vào chùa tham gia lễ chay niệm chính thức.

 

Chủ tế thực hiện nghi lễ tảo mộ

Chủ tế thực hiện nghi lễ tảo mộ


Công tác chuẩn bị cho lễ Ramưwan

Vì Ramưwan hòa trộn tín ngưỡng Hồi giáo và nghi thức bản địa nên lễ cúng gia tiên, nữ thần, dâng gạo vẫn giữ nguyên. Để chuẩn bị cho sự kiện, người dân làm nhiều loại bánh cùng món ăn truyền thống đãi khách.

Bà con luôn muốn được tiếp đón anh em, họ hàng, bạn bè đến chơi chúc tết. Hiện nay, khách du lịch muốn tìm hiểu thêm về ngày vui này, đồng bào sẵn sàng đón tiếp nhiệt tình. Theo họ, lễ hội càng đông vui, càng mang lại nhiều may mắn, mùa màng thuận lợi, gia đình hạnh phúc.

Lễ tảo mộ trọng hội Ramưwan

Lễ tảo mộ là phần quan trọng nhất của sự kiện thường diễn ra trong ba ngày. Từ sáng sớm, vị chức sắc khoác lên mình áo dài màu trắng viền đỏ. Tay cầm hộp đựng trầu bằng đồng đã têm sẵn, nước thánh, thuốc lá, hương trầm. Đầu đội khăn trắng có tua rua.

Tiếp theo, mọi người trong làng mặc đồ truyền thống, mang theo đồ cũng đến phần mộ gia tiên. Phân chia nhau dọn cỏ, đắp đất, sơn lại cho mộ phần người thân được sạch đẹp.

Lúc này bậc cao niên làm lễ tẩy uế phần mộ, hát mời tổ tiên về dự lễ. Họ đọc kinh cầu nguyện, làm dấu thánh, khấn vái tiên tổ. Sau đó, đặt trầu cau têm sẵn được đặt lên từng ngôi mộ chắp tay hành lễ 3 lần mong được gia tiên bảo trợ.

Cuối cùng, mọi người cùng quây quần bên mộ hàn huyên chuyện cũ, bày tỏ sự nhớ thương ông bà tổ tiên.  Hoạt động này có giá trị nhân văn sâu sắc, răn dạy lớp trẻ hiểu đạo hiếu và hướng về cội nguồn.

 

Lễ tảo mộ trọng hội Ramưwan

Lễ tảo mộ trọng hội Ramưwan

 

Nghi lễ cúng gia tiên tại nhà

Sau lễ tảo mộ, bà con quay về hành lễ gia tiên tại nhà. Mỗi gia đình đều sắm sửa mâm lễ mặn ngọt nhờ thầy Char thay mặt gia chủ kêu thay lạy đỡ cho từng thành viên. Khi hoàn tất, mọi người cùng tập trung tổ chức phần hội với các bài múa đặc sắc.

Tháng chay tịnh sau lễ Ramưwan

Tháng chay tịnh bắt đầu từ mùng 1 đến 30 tháng 9 theo lịch Hồi giáo. Lúc này, các chức sắc sinh hoạt tại thánh đường, họ chỉ được phép ăn uống sau khi mặt trời xuống núi.

Theo họ, thời điểm này để gột rửa thân thể cho tinh thần sạch sẽ. Qua đó, thể hiện mong muốn chế ngự ham muốn bình thường, hướng bản thân tới những điều tốt đẹp.

Tổng kết

Đối với đời sống tinh thần người Chăm Bàni sự kiện Ramưwan có ý nghĩa to lớn về tín ngưỡng. Được ví như đức tin đưa họ đến chân thiện mỹ. Thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Trên đây là thông tin về lễ hội Ramưwan. Theo dõi web để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.8/5 (20 votes)

10 07/25

Lễ hội Phài Lừa: Nét độc đáo văn hóa người dân Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa được người dân Bình Gia tỉnh Lạng Sơn tổ chức với mục đích tưởng nhớ truyền thuyết sông nước. Qua đó thể hiện sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc nơi đây.

08 07/25

Khám phá lễ hội Hari Raya nổi tiếng nhất Malaysia

Hari Raya là ngày đánh dấu kết thúc 1 tháng ăn chay cho người dân theo đạo Hồi trên đất Malaysia. Thời gian này mọi người sẽ gửi đến nhau lời chúc và cầu may những điều tốt đẹp.

06 07/25

Hari Merdeka: Đại lễ Quốc khánh nước Malaysia

Hari Merdeka là ngày cả nước vui mừng chào đón sự độc lập trên đất Malaysia. Thời gian này rất nhiều chương trình sôi động được tổ chức hoành tráng tại khắp tuyến đường lớn nhỏ.

04 07/25

Lễ hội Diwali: Cả đất nước Ấn Độ tràn ngập ánh sáng huyền ảo

Lễ hội Diwali nhằm kỷ niệm chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Để hình tượng hóa vấn đề này ánh sáng đã được sử dụng nhằm tạo nên bầu không khí lung linh xóa tan sự u tối.

02 07/25

Trải nghiệm lễ hội Rome có một không hai tại Pháp

Lễ hội Rome là dịp để du khách được tận hưởng và trải nghiệm văn hóa La Mã cổ đại. Sự kiện nhằm kết nối thế hệ trẻ với lịch sử thông qua những bài học thực tế.

30 06/25

Khám phá lễ hội chanh rực rỡ sắc vàng tại Pháp

Lễ hội chanh giúp quảng bá nền nông nghiệp hiện đại của đất nước Pháp xinh đẹp. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm khổng lồ nhuộm sắc vàng rực rỡ.

28 06/25

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được: Sự kiện lâu đời ở tỉnh Quảng Nam

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được tái hiện quá khứ sầm uất của vùng sông nước Trường Giang trên vùng quê xứ Quảng. Thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân nơi đây.

26 06/25

Lễ hội Rước của quý: Nét độc đáo của người dân Lạng Sơn

Lễ hội Rước của quý được ví như nghi thức độc đáo để người dân Lạng Sơn cầu may mắn, bình an, ước mong vạn vật sinh sôi nảy nở.

24 06/25

Lễ hội Rước lợn ông Bồ: Nét độc đáo của người dân Hải Phòng

Lễ hội Rước lợn ông Bồ được người dân Hải Phòng tổ chức hằng năm với mong ước về một cuộc sống bình an, mùa màng năng suất, vạn vật sinh sôi phát triển.

22 06/25

Lễ cúng Thần Rừng: Nét văn hóa độc đáo của người Pu Péo

Lễ cúng Thần Rừng của người Pu Péo mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần bảo vệ dân làng. Đồng thời dạy con cháu biết yêu thiên nhiên, bảo vệ rừng và môi trường.

20 06/25

Lễ hội Cầu trăng: Nét đẹp văn hóa người Tày Hà Giang

Lễ hội Cầu trăng được người Tày ở Hà Giang tổ chức với mục đích nhờ Mẹ Trăng ban phước lành, cầu mong mọi sự bình an thuận lợi, mùa màng tươi tốt.

18 06/25

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây: Đậm đà bản sắc dân tộc Khmer

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa chúc mừng năm mới theo lịch đồng bào Khmer. Đây là dịp tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, tạo điều kiện con cháu sum họp sau thời gian lao động vất vả.

16 06/25

Lễ hội Ramưwan: Tập quán truyền thống của người Chăm Bàni

Lễ hội Ramưwan được ví như sự kiện văn hóa lớn nhất của người Chăm Bàni. Gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khát vọng về mùa màng thắng lợi, thời tiết thuận hòa.

14 06/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

12 06/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

10 06/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.