Lễ hội Dinh Thầy Thím: Hun đúc giá trị truyền thống

calendar 27/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Dinh Thầy Thím là hoạt động tiêu biểu mang ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng, hun đúc nên tập tục lâu đời của người dân Bình Thuận.

Vùng đất nhiều di sản văn hóa với bờ biển dài vô tận Bình Thuận được xem như địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá các giá trị tinh thần. Trong đó phải kể đến hội Dinh Thầy Thím với nhiều nét độc đáo, thú vị.

Lễ hội Dinh Thầy Thím có nguồn gốc như thế nào?

Theo tích xưa truyền lại Thầy Thím là cặp vợ chồng tài đức hành nghề đạo sĩ có nhiều công lao giúp dân cứu đời. Sau khi tạ thế, do nhân dân không biết tên nên kính cẩn gọi bằng Thầy và Thím.

 

Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút đông đảo người dân tham gia

Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút đông đảo người dân tham gia


Cùng với đó, 1 dinh thờ Thầy Thím đã được dựng ở khu rừng Bàu Cái quanh năm tươi tốt để ghi tạc công ơn 2 vị ân nhân. Nơi đây trở thành không gian tâm linh quan trọng với người dân thôn Tam Tân - xã Tân Tiến - thị xã La Gi - Bình Thuận.

Dinh Thầy Thím diễn ra 2 kì lễ mỗi năm: Lễ tảo mộ Thầy Thím ngày 5 tháng giêng và lễ giỗ Thầy Thím vào ngày 14-16 tháng 9 âm lịch. Trong đó, lễ giỗ được xem như ngày hội chính với nhiều hoạt động truyền thống đặc sắc.

Cách người dân Bình Thuận tổ chức hội Dinh Thầy Thím

Trước ngày tổ chức sự kiện, dân làng họp bàn chọn ra Ban Tế tự gồm những người có đạo đức, uy tín, am hiểu tập tục địa phương, không có tang chế, gia đình hạnh phúc. Họ sẽ chủ trì các nghi thức trong lễ hội Dinh Thầy Thím.

 

Các nghi thức trong lễ hội Thầy Thím diễn ra nghiêm túc và trang trọng

Các nghi thức trong lễ hội Thầy Thím diễn ra nghiêm túc và trang trọng

 

Lễ vật thường chọn những sản vật gắn với quá trình lao động, sản xuất nông sản tại Bình Thuận. Trong đó không thể thiếu 1 con lợn hiến sinh dâng tế thần linh. Các nghi thức có trong ngày hội Dinh Thầy Thím gồm:

●        Nghi lễ Nghinh thần và Nhập điện an vị.

●        Nghi thức dâng bánh lên Thầy Thím, Cúng ngọ.

●        Nghi lễ Thỉnh sanh, Tế hiền tiền, Chánh tế thần.

Bà con đã tập trung về Dinh Thầy Thím từ rất sớm để theo dõi, thực hiện các nghi lễ trên. Đoàn lễ gồm có:

●        Xe hoa, bát bửu.

●        Cờ hội, cờ lễ.

●        Kiệu sắc phong và kiệu bằng xếp hạng di tích.

●        Kiệu lễ 6 đầu rồng trang trí ngai nghinh, chân đèn, bình hoa, quả tử, bát hương.

●        Tàn, lọng, chiêng, trống.

●        Ban Tế tự, đội lân sư rồng, nhạc lễ.

●        Cư dân địa phương cùng du khách tham gia trẩy hội.

Đoàn lễ thỉnh sắc phong, kiệu lễ, bằng xếp hạng di tích vào trước sân điện thờ ở mộ Thầy Thím. Lúc này, Ban Tế tự tiến hành thỉnh bát hương nhập điện để báo cáo, mời 2 vị về Dinh thọ nhận lễ vật.

Hoàn tất nghi thức nghinh thần ở chính điện, chủ tế thỉnh bát nhang lên kiệu 6 đầu rồng thỉnh Thầy Thím về dinh an vị thụ lộc. Trống chiêng, nhạc lễ, đội lân sư rồng liên tục diễn xướng, hòa âm dọc đường nghinh rước Thầy Thím về dinh tạo không khí nhộn nhịp, trang nghiêm.

 

Cách người dân Bình Thuận tổ chức hội Dinh Thầy Thím

Cách người dân Bình Thuận tổ chức hội Dinh Thầy Thím

 

Hoạt động vui chơi trong lễ hội Dinh Thầy Thím

Ngoài những lễ thức cúng tế, du khách đến với sự kiện còn được tham gia nhiều hoạt động thể thao – văn hóa, trò chơi dân gian hấp dẫn. Thi làm bánh, đấu cờ người, đan lưới, biểu diễn lân sư rồng… được xem như một số tiết mục tiêu biểu không nên bỏ lỡ.

Dinh Thầy Thím đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1997. Đồng thời, lễ hội Dinh Thầy Thím cũng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể.

Sự ra đời, tồn tại của ngày hội gắn liền với quá trình hình thành mảnh đất, con người Bình Thuận. Tạo điều kiện để nhân dân tri ân công đức của Thầy Thím. 2 nhân vật được coi như thần bảo trợ che chở cho bà con được mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, bình an, hạnh phúc.

Trên đây là thông tin về lễ hội Dinh Thầy Thím ở Bình Phước. Hãy theo dõi web thường xuyên để cập nhật thêm nhiều nội dung ý nghĩa khác bạn nhé!

Theo Ngaynay.vn

4.8/5 (11 votes)

25 07/25

Lễ tế Thần Nông: Trải nghiệm tâm linh thú vị ở Cà Mau

Lễ tế Thần Nông được tổ chức hằng năm tại các Đình Thần Tân Thuộc, Tân Lộc nhằm cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, nhân dân hạnh phúc, ấm no.

23 07/25

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu: Dấu ấn tâm linh huyền bí

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu là hoạt động thường niên của người dân xứ lụa Tân Châu – An Giang tổ chức nhằm cầu phúc và xua đi điều xấu xa, xui xẻo trong năm.

21 07/25

Lễ hội Tết nhảy Sapa: Tín ngưỡng độc đáo của người Dao Đỏ

Lễ hội Tết nhảy Sapa được xem như nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Qua đây, thể hiện mong muốn bình an, may mắn, sức khỏe trong năm mới của đồng bào Dao Đỏ.

19 07/25

Lễ hội Căm Mường: Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lự

Lễ hội Căm Mường được đồng bào Lự tổ chức để dâng lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính đến các vị thần đã bảo trợ cho bà con có cuộc sống ấm no.

17 07/25

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành: Tôn vinh lịch sử văn hóa lâu đời

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu mong chư thần phù hộ cho nhân dân cuộc sống bình an, sóng yên biển lặng, cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

15 07/25

Lễ hội Dinh Cô Long Hải: Sự kiện linh thiêng ở Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được ví như sự kiện linh thiêng quan trọng được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu quốc gia hưng thịnh, mưa thuận gió hòa, cuộc sống nhân dân ngày 1 tốt hơn.

13 07/25

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Hun đúc giá trị truyền thống

Lễ hội Dinh Thầy Thím là hoạt động tiêu biểu mang ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng, hun đúc nên tập tục lâu đời của người dân Bình Thuận.

11 07/25

Hội Đền Chèm: Dấu ấn văn hoá của miền đất cổ

Hội Đền Chèm là một trong những ngày lễ truyền thống đặc sắc của Việt Nam, diễn ra tại xã Đền Chèm, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

09 07/25

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An: Di sản văn hoá phi vật thể Quốc Gia

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An hay còn gọi là Tết Trung Nguyên một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại đây.

07 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

05 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

03 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

01 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

29 06/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

27 06/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

25 06/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.