Không còn tình trạng kẹt xe, người dân rơi vào cảnh kẹt tiền khi Covid-19 bùng phát tại TP.HCM
25/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhìn đường phố vắng tanh vì giãn cách xã hội, người dân tại TP.HCM nửa đùa nửa thật nói rằng: “Hết kẹt xe rồi, chúng ta chuyển sang kẹt tiền”. Mời quý độc giả theo dõi tiếp những nội dung dưới đây để hiểu rõ câu chuyện cười ra nước mắt này nhé!
Người dân điêu đứng vì rơi vào cảnh kẹt tiền
Chị Phương(30 tuổi), sau khi chia tay chồng đã gắn bó với công việc xe ôm công nghệ. Đứt ruột gửi con cho bố mẹ chồng chăm sóc, chị ngày ngày cắm ngoài ngoài đường để cày cuốc.
Đường phố vắng tanh, không còn cảnh kẹt xe ở TP.HCM khi đại dịch Covid-19 bùng phát
Mấy năm ròng rã, số tiền chị kiếm được chỉ đủ để trả tiền trọ, trả nợ ngân hàng, thỉnh thoảng chở con đi ăn vài món ngon. Sau đó, chị đã đi một bước nữa với một đồng nghiệp
Ngày 31/5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, các hàng quán chỉ bán mang về. Mỗi ngày chị chạy được 150.000 – 300.000 đồng. Hôm sau, vì chồng chị từng giao đồ ăn ở điểm phong tỏa nên đã bị cách ly và khóa app, tất cả mọi chi phí lúc này đổ dồn hết lên đôi vai người phụ nữ bé nhỏ.
Về sau, chị Phương đều ra đường từ 8 giờ sáng, khi đồng hồ điểm sang ngày mới chị mới trở về nhà. Đường phố lúc này vắng ngắt, so với lúc chưa giãn cách xã hội, số đơn khác biệt rất lớn. Nhưng đa phần là đơn giao đồ ăn nên thu nhập cũng không thấm vào đâu.
Đến ngay cả lúc bố chị bị ngã gãy chân, vì trong túi không có lấy một đồng nên chị cũng dám về thăm. Chị chia sẻ với giọng khàn đặc: “Tôi thấy rất mệt mỏi. Lúc không có dịch phải chen cả mấy tiếng đồng hồ trong dòng kẹt xe. Giờ hết kẹt xe lại không có đơn, ế khách lại kẹt tiền”.
Đại dịch đã khiến người lao động thất nghiệp
Hơn 10 năm làm công nhân ở Sài Gòn, vợ chồng anh Lương(46 tuổi) và chị Nhàn(41 tuổi) đã cùng rơi vào cảnh thất nghiệp từ tháng 5/2020 vì đại dịch Covid-19.
Đại dịch đã khiến người lao động tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung bị thất nghiệp
Nhiều tháng trời, cặp vợ chồng đi khắp nơi để xin việc, nhưng đi đâu cũng bị chê là lớn tuổi. May mắn lắm mới được nhận ở nơi tuyển khoán việc, làm dăm ba ngày rồi lại cho nghỉ.
2 vợ chồng trải qua những ngày tháng không một đồng xu, lúc nào cũng vay chỗ này rồi đắp chỗ khác. Vì nỗi lo tiền bạc, anh chị nhiều đêm còn không chợp mắt được.
Không chỉ có trường hợp của vợ chồng anh Lương, chị Nhàn, dịch bệnh Covid-19 đã khiến rất nhiều người lao động ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung bị thất nghiệp.
Kẹt xe còn dễ thở hơn kẹt tiền
Ông Văn(50 tuổi, quê ở Đồng Nai) làm tài xế công nghệ 1 năm trước đã không chịu thấu cảnh ế ẩm nên phải xin chuyển vào Sài Gòn để tiếp tục công việc. Ông mong muốn có thể kiếm đủ tiền để trả nợ ngân hàng cùng với số tiền vay để mua xe mỗi tháng.
Các tài xế công nghệ cho biết, kẹt xe còn dễ thở hơn kẹt tiền
Thời gian đầu, do chưa quen nên ông Văn bị sốc vì TP.HCM quá đông xe,đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Nhìn dòng xe nối đuôi nhau thắng rồi đạp ga đến mỏi chân, ông than thở với đồng nghiệp rằng: “Kẹt xe quá, không chịu nổi nữa rồi”.
Nhiều đồng nghiệp khuyên ông đừng nên nhận các chuyến xe chạy vào giờ cao điểm, trên những “cung đường ám ảnh”.
Lâu dần, ông Văn cũng cảm thấy quen, ông làm ngày làm đêm vì lúc này lượng khách đặt xe cũng đã ổn định, thu nhập gấp 2-3 lần so với trước đó.
Nhưng TP.HCM có ca nhiễm Covid-19 từ đầu tháng 5, xe cộ bị giới hạn khách theo yêu cầu, hàng quán hạn chế phục vụ tại chỗ, cả ngày ông chỉ chạy được vài chuyến xe. Đến khi giãn cách xã hội, tình hình nơi đây cũng không khác Đồng Nai là mấy.
Ông Văn chia sẻ: “Để phòng dịch, nhiều khách hàng thường chọn xe công nghệ, nhưng đi xe máy chứ không phải ô tô. Giãn cách xã hội, hàng quán đóng cửa, không ai có nhu cầu đo ra ngoài.
Vì vậy, giới tài xế nhiều người từ bỏ, lựa chọn về quê, số còn lại mong vớt vát chút ít để trả nợ tiền xe. Lúc này mới thấy, kẹt xe còn dễ thở hơn kẹt tiền”.
Theo Thanhnien.vn
4.9/5 (96 votes)