Hướng dẫn một số thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
02/11/2020 Đăng bởi: Hà Thu
Doanh nghiệp tư nhân mà một loại hình công ty được ít người lựa chọn. Bởi trong thời điểm hiện tại doanh nghiệp này vẫn chưa phù hợp với thực trạng. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân để bạn tham khảo khi có nhu cầu.
Vì sao nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Thành lập doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm và nhược điểm gì
Nếu bạn không thuộc những danh mục của các ngành nghề. Hoặc không cần thực hiện đăng ký kinh doanh thì bắt buộc bạn phải thành lập công ty. Khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại một số lợi ích như sau:
- Đàng hoàng: Khi kinh doanh được đăng ký đó là thể hiện cho sự hợp pháp trong hoạt động. Đây chính là một trong những yếu tố để xây dựng niềm tin vững mạnh với đối tác.
- Mang lại sự tự tin: Khi doanh nghiệp giao kết hợp đồng với tư cách là một pháp nhân. Sẽ chủ động xuất trình mọi hóa đơn khi có yêu cầu.
- Quy trình: Doanh nghiệp sẽ có cơ cấu và việc quản lý chặt chẽ hơn. Điều này mang lại quyền lợi tốt nhất khi nhân rộng, điều hành và huy động.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân giúp bạn tự tin với quy trình quản lý chặt chẽ hơn….
Hướng dẫn những thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khác với một số loại hình như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc trách nhiệm hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Thì doanh nghiệp tư nhân sẽ là một loại hình công ty không có tư cách pháp nhân (nghĩa là không có tư cách khi thực hiện giao dịch và chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ tài chính).
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
Soạn thảo hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
- Giấy tờ đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp tư nhân).
- Giấy chứng thực cá nhân của người sở hữu.
- Văn bản ủy quyền: Nếu trong trường hợp bạn không thể trực tiếp làm thủ tục mà cần phải nhờ người khác thực hiện. Thì lúc này sẽ cần phải có văn bản ủy quyền.
Khác với những loại hình công ty, bộ hồ sơ để thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần phải có điều lệ công ty, danh sách thành viên. Bởi đơn giản loại hình doanh nghiệp này chỉ có 1 người là thành viên, đồng thời cũng làm chủ.
Soạn thảo hồ sơ
Tiến hành nộp hồ sơ
Hiện nay, khi nộp hồ sơ sẽ có hai hình thức, đó là:
- Hình thức đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh. Nhưng, hiện nay tại Hà Nội phương thức này đã không được áp dụng nữa.
- Hình thức đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn hãy nộp hồ sơ qua Internet trên cổng thông tin quốc gia về loại hình đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Sau khi đã nộp hồ sơ qua mạng hợp lệ. Bạn cần phải trực tiếp đến bộ phận một cửa nộp lại bản giấy đã scan.
Trong hai loại hình thức trên, hình thức đăng ký kinh doanh qua mạng khá phức tạp, đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng về đăng ký kinh doanh và đăng ký tài khoản.
Sau khi nộp hồ sơ được hoàn thiện, bạn sẽ được nhận một tờ giấy biên nhận. Thời gian để giải quyết một bộ hồ sơ thông thường sẽ là 3 ngày làm việc.
Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Nhận kết quả
Theo như lịch ở trên giấy hẹn, bạn hãy quay trở lại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống xảy ra, như sau:
- Hồ sơ hợp lệ: Kết quả là bạn có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo với cơ quan thuế quản lý.
- Đối với hồ sơ không hợp lệ: Tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ có một số loại văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi bộ hồ sơ phù hợp nhất với quy định của pháp luật. Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng hướng dẫn bạn sẽ nộp lại như ở bước 2.
Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây mới chỉ là bước đầu trong việc đưa công ty của bạn đi vào hoạt động. Sau đó, bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Cần phải thông báo sử dụng mẫu con dấu.
- Thông báo sử dụng tài khoản ngân hàng (nếu công ty đăng ký ).
- Các thủ tục thuế sau thành lập:
+ Tờ khai và nộp lệ phí môn bài.
+ Cần thông báo khi phát hành hóa đơn.
+ Đề nghị đặt hoặc in các hóa đơn.
+ Các loại thuế kiểm tra tại trụ sở công ty.
…
- Những loại bảo hộ nhãn hiệu (nếu có).
- Thông báo với Website (nếu có).
…
Sau khi bạn thực hiện xong các thủ tục này, công ty mới được đi vào hoạt động. Có điều bạn cần phải chú ý đó chính là chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép thành lập một hộ kinh doanh bất kỳ. Bởi hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân cũng đều phải chịu trách nhiệm vô thời hạn đối với nghĩa vụ về tài chính. Những quy định này nhằm tránh những rủi ro không đáng có cho đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.
Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ đăng ký:
- Nếu các bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian có thể sử dụng dịch vụ của sidoni với mức phí chỉ từ 500.000vnđ.
- Bạn có thể nhận hồ sơ đăng ký tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
- Hotline: 09480 67897 hoặc thông qua Email: [email protected]
Trên đây là bài viết hướng dẫn các thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân của SIDONI. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với bạn.
Theo: lsx.vn
4.9/5 (111 votes)