Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì? Những điều bạn cần biết về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
01/01/1970 Đăng bởi: Hà Thu
Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Vậy ODA là gì? Có những đặc điểm nổi bật nào?
Tất cả băn khoăn của quý vị sẽ được giải đáp ngay trong bài viết bên dưới. Vì thế, đừng vội bỏ qua chia sẻ này nhé bạn!
Hỗ trợ phát triển chính thức(Official Development Assistance) là gì?
Official Development Assistance hay còn gọi là hỗ trợ phát triển chính thức. Đồng thời được viết tắt là ODA.
Official Development Assistance hay còn gọi là hỗ trợ phát triển chính thức
Đây chính là hình thức đầu tư nước ngoài qua khoản vay dài hạn với không lãi suất hoặc lãi suất thấp cho Chính phủ nước. Nhằm nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
Vốn ODA có những đối tác nước ngoài nào?
Vốn ODA được xem là viện trợ/khoản vay của đối tác nước ngoài dành cho nhân dân và Chính phủ các nước nhận viện trợ.
Những đối tác nước ngoài có thể kể đến như Tổ chức phi chính phủ, Chính phủ, một số nước trực thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức tài chính quốc tế(Ngân hàng thế giới WB và Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF).
Nguồn vốn ODA có các loại nào?
Nguồn vốn ODA được chia thành 3 loại. Cụ thể như sau:
Nguồn vốn ODA có 3 loại là ràng buộc, trả-vay và sử dụng
- Căn cứ vào mức độ ràng buộc: Vốn hợp tác phát triển ràng buộc(chi ở nước viện trợ), không ràng buộc(chi tại bất cứ nước nào), ràng buộc một phần(chi ở nước viện trợ lẫn bất cứ nơi nào).
- Dựa vào góc độ trả-vay: Viện trợ hoàn lại, không hoàn lại và hỗn hợp(tức là hoàn lại một phần).
- Dựa theo hình thức sử dụng: Hỗ trợ dự án, cán cân thanh toán, viện trợ chương trình và tín dụng thương mại với điều khoản mềm.
Vốn ODA có đặc điểm gì?
- Là hình thức hợp tác giữa chính phủ của những nước phát triển, giữ tổ chức tài chính với nước chậm hoặc đang phát triển. Ngoài cho vay ưu đãi, bên viện trợ còn cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật…. Bên nhận viện trợ dùng nguồn vốn với mục đích phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống người dân.
- Với mục đích hỗ trợ những quốc gia chậm/đang phát triển vì vậy khoản vay có mức lãi suất thấp.
- Những nước nhận viện trợ phải chất nhập điều kiện ràng buộc từ tổ chức, quốc gia hỗ trợ ODA. Đây có thể là điều kiện kinh tế, chính trị, khu vực địa lý.
Đối với nước đi vay nguồn vốn ODA có ưu nhược điểm gì?
Ngay sau đây chuyên trang sẽ tiết lộ ưu nhược điểm của nguồn vốn ODA đối với nước đi vay:
Ưu nhược điểm |
Chi tiết |
Ưu điểm |
- Lãi suất thấp, dưới 2%/ năm. - Thời gian cho vay lâu, từ 25 đến 40 năm, thời gian ân hạn kéo dài 8 đến 10 năm. - Trong tổng nguồn vốn ODA, tối thiểu 25% vốn không cần hoàn lại. |
Nhược điểm |
- Các nước cho vay ODA thường có mục đích riêng như vì yếu tố an ninh quốc phòng, chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác…. - Nước cho vay yêu cầu nước vay thuê nhân sự, dịch vụ, mua thiết bị… với chi phí tương đối cao. - Nước cho vay tham gia vào những dự án dùng nguồn vốn của nước vay dưới dạng hỗ trợ nhà thầu hoặc chuyên gia. |
Vốn ODA Việt Nam nước nào hỗ trợ nhiều nhất?
Tính đến hiện tại, Nhật Bản chính là quốc giá hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam lớn nhất. Chiếm hơn 40% tổng số vốn đầu tư.
Nhật Bản chính là quốc giá hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam lớn nhất
Không những vậy, các đối tác viện trợ nhiều cho nước ta có thể kể đến như ngân hàng thế giới WB, liên minh châu Âu EU hoặc chính phủ Hàn Quốc.
Các dự án nào được vốn ODA được ưu tiên dùng?
- Dự án phát triển kinh tế-xã hội và cơ sở hạ tầng.
- Dự án giảm, phòng, chống rủi ro thiên tai cũng như thích ứng biến đổi khí hậu.
- Dự án về an sinh xã hội.
- Dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, y tế…
- Dự án bảo vệ môi trường….
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc hỗ trợ phát triển chính thức là gì? 3 đặc điểm nổi bật của vốn ODA. Quý vị đừng quên truy cập chuyên trang để theo dõi nhiều tin tức hữu ích khác!
Theo Vieclamnhamay.vn
4.9/5 (126 votes)