Giác ngộ là gì? Ý nghĩa sâu xa của giác ngộ trong Phật giáo
05/05/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Từ lâu, chắc hẳn ai cũng đã nghe thấy cụm từ giác ngộ ít nhất là một lần. Theo nghĩa Hán Việt, chúng được hiểu là sự tỉnh thức, hiểu rõ một chân lý nào đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của cụm từ giác ngộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chuyên trang đến với nội dung bài viết bên dưới nhé!
Giác ngộ là gì? Có phải là giải thoát không?
Giác ngộ là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận nhưng bằng sự cảm nhận sâu xa, kinh nghiệm sống trực tiếp. Do đó, đôi khi giác ngộ cũng còn được gọi là tuệ giác.
Giác ngộ chính là sự tỉnh thức của con người
Nhưng theo đạo Phật, giác ngộ là sự thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho đến cuối cùng, tìm được cái từ xa xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết.
Giác ngộ còn có nghĩa là trở thành một vị Phật, đỉnh cao của sự tiềm năng và phát triển của con người. Và đó cũng là mục tiêu cứu chúng giúp chúng sinh trong đạo Phật.
Thông thường, nhiều người lầm tưởng giác ngộ là giải thoát và cho rằng một khi con người đã giác ngộ ắt hẳn tự nhiên sẽ được giải thoát.
Hiểu một cách đơn giản, giác ngộ chính là từ bỏ các tật xấu của mình và sống theo lẽ phải
Thực ra, khái niệm giải thoát đã có từ lâu trước khi Đức Phật ra đời, phổ biến trong văn hóa cuối Veda và Upanishad tại Ấn Độ. Theo nét văn hóa này, giải thoát chính là thoát ra khỏi vòng tái sinh luân hồi. Còn trong đạo Phật, giải thoát chỉ đơn giản là thoát khỏi sự đau khổ và muộn phiền.
Ý nghĩa sâu xa của giác ngộ trong Phật giáo
Từ lâu, mọi người đã biết đến cụm từ giác ngộ, song ý nghĩa sâu xa của nó không phải ai cũng biết được. Ví dụ: Một người ham mê rượu chè cờ bạc, khi được bạn bè người thân khuyên anh ta đã bỏ được. Mọi người gọi anh ta là đã biết giác ngộ.
Đức Phật đã giác ngộ ra chân lý khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề
Trong sử sách của nhà Phật, Hoàng tử đã từ bỏ ngôi vua quyết chí đi tu là do Ngài đã thấy được cảnh chúng sinh già, bệnh, chết đi. Ngài tự biết rõ rằng, mai sau mình cũng như vậy.
Sinh lão bệnh tử là quy luật không ai chối cãi được. Thấy rõ như vậy, nên Ngài mới nhất quyết đi tu để tìm ra những lời giải đáp thắc mắc: Mai kia nhắm mắt ta đi về đâu? Muốn ra khỏi sinh tử phải làm như thế nào?
Những vấn đề này của đức Phật có người thắc mắc cũng có người sẽ thờ ơ với nó. Đa số đều chấp nhận và không có ý định phản bác gì. Đó chính là thái độ thờ ơ với chính số phận của mình.
Ngài lại không đành lòng như vậy, quyết tìm ra cho bằng được các manh mối. Đến dưới gốc cây Bồ Đề, nhập định 49 ngày đêm và sau đó Ngài đã giác ngộ ra chân lý ở đời.
Trên đây là toàn bộ bài viết về khái niệm và ý nghĩa sâu xa của giác ngộ trong Phật giáo. Cũng đừng quên theo dõi chuyên trang để biết thêm thật nhiều những thông tin hữu ích khác nữa nhé.
Theo: songdep.com.vn
4.9/5 (80 votes)