Cách phân loại động cơ xe ô tô cho người mới vào nghề
18/10/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Động cơ xe ô tô là thiết bị hoạt động nhiều nhất nên cần được sửa chữa hoặc bảo dưỡng định kỳ. Do đó, cách phân loại động cơ ban đầu để bắt bệnh được rất nhiều thợ mới quan tâm.
Nếu quý độc giả đang muốn tìm hiểu thêm về kiến thức xung quanh vấn đề này. Mời bạn đón đọc bài phân tích dưới đây của chuyên trang để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Phân loại động cơ ô tô theo nguyên liệu sử dụng
Dựa theo nguyên liệu sử dụng cho động cơ mà thiết bị được chia ra làm động cơ sử dụng xăng, động cơ sử dụng dầu và động cơ điện. Cùng chúng tôi phân tích kỹ hơn hai loại này nhé:
Động cơ ô tô giúp xe di chuyển nhẹ nhàng
- Động cơ sử dụng xăng: Thông thường sử dụng cho gia đình sẽ dùng động cơ này. Giúp cho xe giảm bớt mùi trong quá trình đốt nhiên liệu khó chịu trong không gian bé. Bên cạnh đó, động cơ xăng vận hành êm ái nâng cảm giác mượt mà khi di chuyển.
- Động cơ sử dụng dầu: Loại động cơ này thường sử dụng cho phân khúc xe bán tải trở lên. Thiết bị giúp nâng cao khả năng chịu tải và hoạt động được ổn định. Nhưng do động cơ khỏe nên khi vận hành tiếng ồn khá lớn.
- Động cơ điện: Được đánh giá là nguyên liệu sử dụng sạch, tốt cho môi trường. Chính là nhờ nguồn nguyên liệu đầu vào lấy từ ắc quy có dung lượng lớn. Thiết bị này vận hành êm ái, thân thiện với người sử dụng nhưng cần sạc định kỳ để đảm bảo năng lượng khi di chuyển.
Phân loại dựa theo cách vận hành, chuyển động của piston
Piston được biết đến là thiết bị tạo không gian làm việc cho động cơ nhờ hoạt động kết hợp giữa xilanh và nắp máy. Cách phân loại theo chuyển động của piston chia động cơ thành động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ:
- Động cơ 2 kỳ piston hoạt động một lần lên xuống để tạo ra năng lượng. Do đó, những loại sử dụng động cơ này có máy khỏe. Tuy nhiên khả năng tiêu hao năng lượng của thiết bị này cao hơn các loại khác. Ngoài ra nguyên liệu sử dụng cho động cơ là xăng pha nhớt nên hiện nay loại này không còn phổ biến.
- Động cơ 4 kỳ hoạt động theo nguyên lý phức tạp hơn với 2 lần lên và 2 lần xuống để sinh công. Nhưng loại này được đánh giá làm giảm ma sát và ít sinh khí thải hơn động cơ 2 chiều.
Nhà sản xuất sẽ có những ký hiệu để nhận biết các loại động cơ trên thân máy. Trong đó, chữ cái chỉ kiểu bố trí và số chỉ số lượng xi-lanh.
Phân loại động cơ xe ô tô dựa theo cách bố trí trục cam
Tiếp đến hãy cùng tìm hiểu về cách các nhà sản xuất bố trí trục cam trên động cơ nhé. Đây là thiết bị có vai trò phân phối khí của động cơ đốt trong. Nhưng tùy vào các hãng xe mà cách bố trí thiết bị có sự khác nhau:
Thị trường động cơ xe ô tô hiện nay rất đa dạng
Động cơ OHV là Overhead Valve, chỉ loại động cơ có xupap được đặt trên đầu xilanh, trục cam đặt trong thân máy, vận hành đũa đẩy để đóng/mở các xupap. Động cơ loại này được xuất hiện sớm nhất, hiện nay thường được sử dụng trên những mẫu xe đến từ Mỹ, xe buýt và xe tải.
Động cơ OHC là Overhead Camshaft, chỉ loại động cơ có trục cam được đặt trên đầu xilanh, vận hành xupáp thông qua cò mổ. Động cơ loại này được chia thành:
- SOHC – Single Overhead Camshaft có một trục cam cho một dãy xilanh. Được sử dụng gối đẩy của trục cam để đóng/mở các xu-páp.
- DOHC – Double Overhead Camshaft có hai trục cam cho một dãy xilanh. Hầu hết tất cả các xe hiện đại từ xe máy đến động cơ ô tô đều được trang bị động cơ DOHC. Hệ thống phân phối khí có bốn xupap, gồm hai nạp và hai xả cho mỗi xilanh.
Động cơ xe ô tô được các nhà sản xuất trang bị cho toàn bộ xe của hãng nhờ những ưu điểm nổi bật. Chính vì vậy mà động cơ có sự đa dạng và đặc trưng của từng hãng xe. Hãy đón đọc tiếp những bài viết tiếp theo của chuyên trang để tìm hiểu thêm về ưu điểm của động cơ này nhé.
Theo nguồn VTC news
4.9/5 (5 votes)