Các khoản vay Margin tăng cao kỷ lục, thị trường chứng khoán không lo bị gãy
06/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Các khoản vay Margin ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đang ở mức cao kỷ lục. Liệu chỉ số này có khiến thị trường chứng khoán bị gãy đột ngột không? Hãy cùng hệ thống tìm hiểu bằng những thông tin dưới đây bạn nhé!
Đòn bẩy và sự gãy cánh của thị trường chứng khoán
Lý do Margin tăng cao vào 2 cuộc khủng hoảng trước đây năm 2000 và 2008 là không giống nhau, cụ thể:
- Năm 2000 là giai đoạn bùng nổ các công ty Internet, cổ phiếu của các công ty này tăng mạnh, lời nhanh và nhiều. Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán thừa sức trả lãi vay nên đã kích thích nhiều người tham gia. Và điều gì diễn ra, lịch sử thị trường tài chính cũng đã chứng kiến.
- Đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nguyên nhân là do tín dụng dễ ở những năm trước đó, thị trường BĐS nhộn nhịp. Mọi người dễ dàng đầu tư vào BĐS, thị trường tăng kéo theo sự hồ khởi của chứng khoán. Trước khi khủng hoảng nợ dưới bùng phát, thị trường chứng khoán cũng bị gãy cánh theo.
Đòn bẩy và sự gãy cánh của thị trường chứng khoán
Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương lớn đã thực hiện chính sách lãi suất thấp và nới lỏng định lượng để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, lãi suất tiệm cận zero đã tạo ra tình trạng bẫy thanh khoản, không thể tăng lạm phát, tiền được bơm chủ yếu chảy vào các lớp tài sản.
Từ cuối năm 2009 – 2019, Đại diện của thị trường chứng khoán Mỹ là S&P500 đã miệt mài trong suốt 10 năm. Ở giai đoạn này, chỉ số Margin có vài lần đến mức báo động đỏ nhưng rồi cũng vượt qua vì các ngân hàng trung ương, chính phủ vẫn còn sợ vụ khủng hoảng vừa qua.
Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khiến toàn thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng y tế, sau đó đến kinh tế. Vào cuối quý I/2020, thị trường chứng khoán toàn cầu bị chao đảo. Tuy nhiên, sau đó đó phục hồi và thẳng tiến, mặc kệ nền kinh tế còn nhiều bất định và bấp bênh.
Lúc này, chính phủ, các ngân hàng trung ương lại dùng mọi cách để dồn dập ứng cứu với liều lượng mạnh chưa từng thấy. Nhiều chính phủ tăng kịch trần nợ công, nhưng vẫn phải tiếp tục vay để phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Xác suất thị trường chứng khoán bị gãy đột ngột là rất thấp
Thời gian qua, việc “bơm tiền” của nhiều ngân hàng trung ương lớn cho thấy không phải bao giờ cũng điều phối được lượng cung tiền hay lạm phát. Dường như, thị trường đã chuẩn bị cho tâm lý lãi suất, lạm phát có thể tăng sớm hơn.
Lãi suất thực cùng với lạm phát tăng sẽ phần nào làm giảm sức nóng của thị trường chứng khoán, từ đó có thể kéo Margin hạ xuống từ từ.
Tuy vậy, tình hình chống đại dịch vẫn chưa đến hồi kết. Dù nhiều quốc gia đã triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, việc mở lại các hoạt động kinh tế vẫn đang được thực hiện cầm chừng và thăm dò.
Vì thế, mặc dù biết ở thị trường chứng khoán, BĐS đang có sức nóng lớn, các chính phủ vẫn khó lòng để một cú sốc nữa xảy ra.
Xác suất thị trường chứng khoán bị gãy đột ngột là rất thấp
- Thứ nhất, kinh nghiệm xử lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đã giúp chính phủ và ngân hàng trung ương rút ra bài học và có những chuẩn bị từ trước. Các định chế tài chính quan trọng, nợ công của nhiều chính phủ cũng được giám sát chặt chẽ hơn.
Thông thường, các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã dẫn đến khủng hoảng tài chính. Nhưng với sự hỗ trợ, kiểm soát, khả năng xảy ra khủng hoảng trong giai đoạn hiện nay là khó xảy ra.
Để giảm độ nóng của margin và siết chặt điều kiện cho vay, giới hạn sản phẩm tài chính được sử dụng tại Margin, sẽ có những biện pháp kỹ thuật cần thiết.
- Thứ 2, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lần này là do y tế bị khủng hoảng y tế, chính phủ các nước phải hứng chịu phần lớn các thiệt hại, đổi lại là nợ công. Các nước có mức độ gia tăng nợ công không quá nhiều nên sự liên thông, sát cánh để cùng nhau thuận lợi hơn.
- Thứ 3, trong cuộc khủng hoảng Covid-19, chính phủ và ngân hàng trung ướơg các nước có sự phối hợp rất nhịp nhàng. Hiện nay, các chính sách của ngân hàng trung ương là chạy theo tài khóa, với quyền lực ghê gớm là người cho vay cuối cùng đã mạnh tay hỗ trợ tài chính cho chính phủ.
Như vậy, thị trường chứng khoán bị gãy đột ngột trước khi kiểm soát được đại dịch có xác suất là rất thấp. Nhiều tổ chức nghiên cứu chiến lược dự kiến từ năm 2022, vaccine trên diện rộng và kinh tế sẽ quay trở lại bình thường.
Thị trường chứng khoán VN-Index có biến động lớn không?
Khi xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa VN-Index và S&P500, tác giả kiểm tra mức sinh lợi hàng tháng của 2 chỉ số trong khoảng thời gian từ 5/2001 – 5/2021. Từ đó nhận thấy hệ số tương quan khá cao so với hệ số beta và P-value rất nhỏ.
Điều này cho thấy VN-Index có xu hướng dịch chuyển cùng chiều và sát với S&P500. Do đó, trong thời gian ngắn hạn, nếu thị trường Mỹ không bị gãy đột ngột, thị trường Việt Nam cũng không có biến động gì lớn.
Bên cạnh đó, thị trường của Việt Nam có nhiều yếu tố nền tảng tốt hơn nên VN-Index đã tăng gần 90% so với S&P500 chỉ tăng 60%.
Nếu thị trường Mỹ không bị gãy đột ngột, thị trường Việt Nam cũng không có biến động gì lớn
Nhưng vấn đề là margin nhiều sẽ có khả năng bị siết lại. Như vậy, các nhà đầu tư mới sẽ khó có được cơ hội để tạo lợi nhuận lớn. Trong khi đó, thị trường xảy ra nhiều điều chỉnh nhỏ với các thông tin tiêu cực từ trong và ngoài nước.
Đồng thời, các nhà đầu tư cũ thời gian qua đã có mức sinh lợi khá cao nên rất rất dễ chốt lời và đẩy nhà đầu tư mới vào thế bí hơn.
Có lẽ, đang bắt đầu khép lại việc đầu tư vào chứng khoán có được lợi nhuận dễ dàng. Các nhà đầu tư dài hạn sẽ luôn có nhiều cơ hội, nhưng sẽ khó hơn nhiều cho nhà đầu tư ngắn hạn và lướt sóng.
Trên đây là những thông tin cho biết các khoản vay Margin tăng cao kỷ lục, thị trường chứng khoán không lo bị gãy. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết có nội dung hấp dẫn khác bạn nhé!
Theo Cafef.vn
4.9/5 (93 votes)