Tu hành là gì? Tu hành như thế nào để đúng với Chánh Pháp?
05/03/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Tu hành là sống an phận với tinh thần “ít muốn biết đủ”, dành nhiều thời gian hơn cho việc tu luyện tâm trí, nhận ra giá trị trong sạch, sáng suốt vô sinh ở ngay nơi mình.
Tu hành chính là dám loại bỏ, dứt trừ những nguyên nhân gây ra nhiều khổ đau bằng lời nói, hành động và tư tưởng của mình. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của 2 chữ này trong Phật Pháp, mời bạn cùng xem tiếp nội dung sau đây.
Tu hành là chỉnh sửa những ý niệm hợp với đạo lý bằng cách học tập, ứng dụng các phương pháp quan sát về lẽ thật của thân thể và tâm trí.
Tu hành là sống an phận, dành nhiều thời gian cho việc tu luyện tâm trí
Tu hành không đơn giản chỉ mang nghĩa là đến chùa thắp nhang, cúng dường, tụng kinh. Bởi vì những việc này thể hiện hình thức bên ngoài. Tu hành thật sự cần phải tu nơi tâm ý, chỉnh sửa ba nghiệp sao cho tốt đẹp nhất.
Thay vì ngày đêm chạy theo tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ và bao thứ cám dỗ của các vật chất khác, tu hành là sống an phận, dành nhiều thời gian tu luyện tâm trí.
“Tu” được hiểu là sửa đổi ba nghiệp thân, miệng và ý cho tốt hơn. Trong đó, thứ quan trọng nhất là tu sửa cái miệng của chính mình.
Tu là suốt cuộc đời đi tìm lỗi sai của chính mình
Lúc trước muốn gì, nói và làm chẳng sợ nhân quả cũng không biết chỉnh sửa thành tốt. Bây giờ đã biết đạo, mỗi khi thực hiện đều phải suy xét cẩn thận: Liệu việc đó có lợi cho mình và mang ích cho người tiến tới mục đích giác ngộ hay không?
Người đời hay có câu: “Tu là mất trong người một ít”. Nếu là người tu tốt, bạn phải thấy mình mất được mỗi ngày một chút.
“Tu là suốt cuộc đời đi tìm lỗi sai của chính mình”. Nghĩa lý của hai chữ “tu hành” là sửa đổi, loại bỏ những gì sai lầm, cố gắng thực hành những gì đúng với kinh điển được lưu truyền, đúng với Chánh Pháp.
Đức Phật dạy bảo rằng: “Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn soi sáng, là chỗ nương tựa vững chãi nhất”.
Tu hành là việc đi tìm lại bản lai diện mục của chính mình
Mặc dù, chúng ta phải tự mình nương tựa mình, bản thân là ngọn đèn thắp sáng con đường đi, nhưng phàm phu quá si mê, tối tăm nên cần phải dựa vào ngọn đèn Chánh Pháp.
Đức Phật đã chỉ con đường chân chính và đi theo con đường này. Thực hành các pháp tu của Đức Phật đã tự tu tự chứng, phàm phu cũng sẽ được giải thoát.
Động cơ đầu tiên giúp phàm phu tìm đến con đường tu hành giải thoát là ý thức về đau khổ, hiểu rõ nguyên nhân gây ra. Từ đó lập ra bản đồ tu hành Chánh Pháp.
Nhiều phương tiện để bước vào đạo, tu hành, tất cả đều là Chánh Đạo. Một khi có Giới Định Tuệ làm nền tảng và có sức mạnh vô biên của lòng Từ Bi lan tỏa, tâm của ta sẽ được giải thoát.
Tu hành là đi tìm lại “bản lai diện mục”, khuôn mặt thật của chính bản thân trước khi được cha mẹ sanh ra. Người tu chánh đạo luôn thoát khỏi được cạm bẫy, đau khổ trong cuộc sống.
Theo: xn—hay-uqa.vn
4.8/5 (77 votes)