Tổng hợp các hành vi vi phạm pháp luật và mức xử phạt trong phòng, chống Covid-19
17/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, tình hình Covid-19 ở nước ta nói riêng, thế giới nói chung đã rất phức tạp. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh lại ngày một gia tăng.
Vì vậy, nhằm giúp công dân hiểu rõ các quy định về mức xử phạt vi phạm về phòng, chống Covid-19, chuyên trang sẽ cung cấp 14 hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này, cụ thể sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Không tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống Covid-19 cho NLĐ
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1 – 25 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức là từ 2 – 50 triệu đồng. Mức xử phạt này được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 117 năm 2020.
Không tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống Covid-19 cho NLĐ
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND xã, huyện, Chánh Thanh tra Thông tin & Truyền thông, Văn Hóa, Thể thao & Du lịch, Y tế, Giáo dục, GTVT.
Đưa tin về tình hình Covid-19 sai sự thật
Đối với hành vi đưa tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 sai sự thật, sẽ có 2 trường hợp sau:
Hành vi đưa tin sai sự thật về Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc hết dịch
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với cá nhân, 20 – 30 triệu đồng đối với tổ chức. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng nơi đã đưa tin trước đó liên tục trong 3 ngày.
Người có thẩm quyền xử phạt hành vi này là: Chủ tịch UBND huyện, Chánh Thanh tra Thông tin & Truyền thông, Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Giáo dục, Y tế, GTVT.
Hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm với pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt hành vi này là: Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra/Chánh Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Thông tin & Truyền thông.
Vứt khẩu trang, các vật dụng, chất đã dùng không đúng nơi quy định
Hành vi vứt khẩu trang hoặc vật dụng, chất đã dùng không đúng nơi quy định gây nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 sẽ có mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng.
Vứt khẩu trang, các vật dụng, chất đã dùng không đúng nơi quy định
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND xã, Thanh tra viên Y tế, Giáo dục, GTVT, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Tài nguyên & môi trường.
Không thực hiện xét nghiệm trong quá trình thực hiện giám sát Covid-19
Nếu vi phạm hành vi này, công dân sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng. Được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 117 năm 2020.
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND xã, Chánh Thanh tra Y tế, Trưởng Công an huyện, tỉnh.
Che giấu hiện trạng của bản thân hoặc người khác mắc Covid-19
Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, trường hợp làm lây lan Covid-19 sang người khác sẽ bị xử lý hình sự.
Người có thẩm quyền xử phạt bao gồm: Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Y tế.
Người mắc bệnh Covid-19 từ chối áp dụng quyết định cách ly y tế
Bạn sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là bắt buộc phải thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Người có thẩm quyền xử phạt hành vi này là: Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Công an tỉnh và Chánh Thanh tra Sở Y tế.
Không đeo khẩu trang nơi công cộng, ra đường với lý do không cần thiết
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 1 – 3 triệu đồng, được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 117 năm 2020.
Không đeo khẩu trang nơi công cộng, ra đường với lý do không cần thiết
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an cấp huyện, tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Y tế.
Không thực hiện việc tạm ngừng hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng
Hành vi này sẽ có mức phạt là từ 10 – 20 triệu đồng đối với cá nhân, 20 – 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chánh Thanh tra Sở Y tế, Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Công an tỉnh.
Không hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh nơi công cộng
Mức phạt tiền của hành vi này là từ 10 – 20 triệu đồng đối với cá nhân, 20 – 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Không hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh nơi công cộng
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Y tế.
Không thực hiện việc cấm tập trung đông người tại nơi đã được ban bố tình trạng Covid-19 khẩn cấp
Hành vi vi phạm pháp luật này sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu là cá nhân, 60 – 80 triệu đồng đối với tổ chức.
Quyết định này được quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 12 của Nghị định 117 năm 2020. Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND tỉnh.
Không niêm yết giá sản phẩm, dịch vụ liên quan đến phòng, chống Covid-19
Nếu không niêm yết giá sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến phòng, chống Covid-19, bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.
Nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng. Các mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, còn nếu là tổ chức vi phạm sẽ gấp 2 lần mức phạt trên. Người có thẩm quyền xử phạt bao gồm: Chánh Thanh tra Sở Tài chính và Chủ tịch UBND xã.
Bán sản phẩm, dịch vụ liên quan đến phòng, chống Covid-19 với giá cao hơn
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 5 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết(nếu không xác định được khách hàng để trả sẽ nộp vào ngân sách nhà nước).
Bán sản phẩm, dịch vụ liên quan đến phòng, chống Covid-19 với giá cao hơn
Người có thẩm quyền xử phạt là: Chủ tịch UBND huyện và Chánh Thanh tra Sở Tài chính.
Giúp đỡ, chứa chấp, tạo điều kiện để người nước ngoài vào và ở lại Việt Nam
Mức xử phạt của hành vi này là 15 – 25 triệu đồng đối với cá nhân và 30 – 50 triệu đồng đối với tổ chức. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật này là: Chủ tịch UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Cản trở, chống người thi hành công vụ phòng, chống Covid-19
Trong hành vi này sẽ có 2 trường hợp xảy ra, cụ thể là:
Cản trở, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác không chấp hành
Mức phạt tiền của hành vi này là từ 2 – 3 triệu đồng nếu là cá nhân, từ 4 – 6 triệu đồng nếu là tổ chức.
Cản trở, chống người thi hành công vụ phòng, chống Covid-19
Thẩm quyền xử phạt bao gồm: Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Công an tỉnh, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chánh Thanh tra các Sở có liên quan.
Dùng vũ lực, đe dọa để chống lại người thi hành công vụ
Đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng(cá nhân), 6 – 10 triệu đồng(tổ chức).
Người có thẩm quyền xử phạt bao gồm: Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Công an tỉnh, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chánh Thanh tra các Sở có liên quan.
Theo Thuvienphapluat.vn
4.9/5 (93 votes)