Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh đem lại thành công cho Unilever
21/06/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng hiện nay. Để lên được vị trí này, Unilever đã xây dựng và áp dụng các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả.
Vậy thương hiệu này đã phân tích và xây dựng chiến lược như thế nào để gặt hái thành công đến vậy? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây nhé.
Áp dụng mô hình SWOT để xây dựng chiến lược kinh doanh
Trước hết, ta cần hiểu mô hình SWOT là gì. Đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Các nhà quản lý sử dụng SWOT để phân tích những yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Mô hình SWOT được sử dụng rất phổ biến
SWOT được viết tắt từ chữ cái đầu của Strengths(Ưu điểm), Weaknesses(Nhược điểm), Opportunities(Cơ hội) và Threats(Thách thức).
Trong đó, ưu điểm và nhược điểm được xem là 2 yếu tố đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Chúng thường liên quan đến hoạt động công ty, phát triển sản phẩm, tài sản thuộc về doanh nghiệp,... Đây là những thứ doanh nghiệp có thể kiểm soát được.
Ngoài ra, 2 yếu tố cơ hội cũng như thách thức còn lại liên quan đến tác động bên ngoài thị trường và mang tính vĩ mô.
Trái với 2 yếu tố trên, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được cơ hội và thách thức. Cơ hội hoàn toàn có thể nắm bắt được, nhưng cũng phải đề phòng và chuẩn bị cho những thử thách từ bên ngoài có thể xảy đến bất cứ khi nào.
Bảng phân tích SWOT của hãng Unilever
Trên đây là bảng phân tích mô hình SWOT của thương hiệu Unilever. Từ đó, ta thấy được bên cạnh nhiều điểm mạnh, Unilever vẫn tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục. Tương tự vậy, song song cùng cơ hội, thương hiệu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Trong suốt quá trình kinh doanh của mình, Unilever đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau. Mỗi chiến lược đều đem đến những lợi ích và hạn chế riêng.
Trong giai đoạn trước 1990, hãng đã áp dụng chiến lược quốc tế. Cụ thể, sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ trong nội địa, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với những thay đổi không đáng kể.
Với chiến lược này, Unilever đã tạo được dấu ấn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chưa đáp ứng được các nhu cầu riêng biệt của những địa phương và quốc gia khác nhau.
Unilever đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau
Hiểu được điều đó, thương hiệu này đã thay đổi thành chiến lược đa quốc gia vào những năm 1990 - 2000. Mỗi công ty con của Unilever ở các quốc gia sẽ tự đảm nhiệm việc thiết kế, thay đổi và phân phối sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường đó.
Tuy vậy, cách này cũng có những nhược điểm như khó chuyên sâu, hoặc tạo ra trùng lặp giữa các bộ phận, nguồn lực.
Cuối cùng, Unilever chọn áp dụng chiến lược xuyên quốc gia cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo đó, các công ty con ở khắp nơi có thể thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị hiếu nơi đó, nhưng vẫn phải phối hợp chặt chẽ với nhau như 1 thể thống nhất.
Tại mỗi quốc gia, Unilever sẽ dựa trên những yếu tố về môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội,... để đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất và sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.
Trên đây là chiến lược kinh doanh của tập đoàn Unilever. Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin thú vị qua bài viết của chuyên trang.
Theo: amis.misa.vn
4.9/5 (80 votes)