Năm 2021, Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp nào?
16/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Đối với các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu thành lập công ty, loại hình doanh nghiệp sẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ. Bởi hiện nay, nước ta có rất nhiều loại hình để lựa chọn, chúng đều có từng đặc trưng riêng.
Những thông tin dưới đây đã được chuyên trang cập nhật mới nhất và tổng hợp nói về các quy định cụ thể, chi tiết các loại hình doanh nghiệp. Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi để có thể đưa ra sự lựa chọn thích hợp với nhu cầu của bản thân nhé!
Định nghĩa loại hình doanh nghiệp
Đây là hình thức, cơ cấu của công ty được Luật Doanh nghiệp cùng với các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình doanh nghiệp là 1 trong những bước cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Hiện nay, nước ta có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để lựa chọn, chúng đều có từng đặc trưng riêng
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2021
Theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty, loại hình doanh nghiệp sẽ được chia thành 6 loại hình doanh nghiệp như sau:
- Công ty TNHH một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
- Công ty hợp danh.
- Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp nhà nước.
Đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm không giống nhau, cụ thể:
Công ty TNHH 1 thành viên
Đây là loại công ty chỉ có 1 cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu. Trong đó, họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ, các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên là loại công ty chỉ có 1 cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu
Đối với vốn điều lệ trong doanh nghiệp:
- Ở thời điểm đăng ký công ty, vốn điều lệ bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và đã được ghi nhận trong điều lệ của doanh nghiệp.
- Trong 90 ngày, chủ sở hữu phải hoàn tất việc góp vốn. Nếu không thể đóng đủ số vốn như cam kết, chủ sở hữu phải làm thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.
Đối với trách nhiệm của chủ sở hữu về tài sản: Sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khoản nợ, nghĩa vụ về vốn thuộc ghi nhận của điều lệ doanh nghiệp.
Về việc huy động vốn: loại hình doanh nghiệp này không có thẩm quyền phát hành cổ phần. Thực tế, công ty TNHH một thành viên chỉ có thể phát hành trái phiếu hoặc vốn vay từ một cá nhân/tổ chức ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Về tư cách pháp lý: Tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH một thành viên sẽ được xác nhận có tư cách pháp nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm những thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng không quá 50 người.
Về vốn điều lệ: Là tất cả phần vốn được góp do các thành viên đã cam kết góp. Thời hạn góp vốn tối đa 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về trách nhiệm của thành viên đối với tài sản: Vì công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân nên trách nhiệm của thành viên là phải chịu hoàn toàn tài sản của mình.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng thực hiện kinh doanh với một tên gọi chung. Bên cạnh đó, trong loại hình công ty này còn có thành viên góp vốn.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng thực hiện kinh doanh với một tên gọi chung
Về yếu tố vốn: Công ty hợp danh sẽ phải thực hiện việc góp vốn đầy đủ, đúng thời hạn như trong thỏa thuận.
Nếu không góp đủ như cam kết ban đầu, số vốn thiếu sẽ là khoản nợ của thành viên. Theo đó, hậu quả thành viên này phải chịu là có thể bị khai trừ ra khỏi doanh nghiệp.
Về trách nhiệm của thành viên với tài sản:
- Tài sản do các thành viên góp vốn sẽ được chuyển vào quyền sở hữu và mang tên của doanh nghiệp.
- Tài sản thu về từ những hoạt động của các thành viên kinh doanh.
- Một số tài sản khác do pháp luật quy định.
Về việc góp vốn:
- Phải góp đúng thời hạn, đảm bảo số vốn như đã cam kết.
- Nếu không những không góp đủ số vốn theo cam kết còn gây ra thiệt hại, thành viên đó phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Công ty cổ phần
Về vốn điều lệ: Được chia ra thành những phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần. Bao gồm toàn bộ giá trị, mệnh giá của cổ phần đã được bán.
Đối với tư cách pháp lý: Công ty cổ phần đủ tư cách pháp nhân và phải chịu các khoản nợ từ doanh nghiệp.
Về việc huy động vốn: Có thể huy động vốn từ vay của cá nhân/tổ chức ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Đồng thời có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do cá nhân là chủ sở hữu, đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của công ty đó.
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình không có tư cách pháp nhân
Về tư cách pháp lý: Loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Về vốn đầu tư: Do chủ doanh nghiệp đăng ký, số vốn đầu tư có thể tăng hoặc giảm trong hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ 100% hoặc sở hữu vốn góp trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.
Về tư cách pháp lý: Mọi doanh nghiệp nhà nhà nước đều có tư cách pháp nhân.
Về yếu tố vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước được chia làm 2 loại: Vốn thuộc sở hữu 100% của nhà nước và vốn góp bị chi phối của doanh nghiệp có phần vốn trên 50%.
Theo Luathoangphi.vn
4.9/5 (86 votes)