Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum: Nghi thức độc đáo của người Giẻ Riêng

calendar 20/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum được tổ chức khi tìm ra vùng đất mới để lập làng. Với mục đích xin phép thần linh được ở lại, đồng thời cầu mong may mắn, bình an, mùa màng đạt năng suất.

Trải qua thời gian dài sinh tồn gắn liền với sự phát triển của dân tộc. Người Giẻ Riêng đã lưu trữ nhiều văn hóa truyền thống lâu đời đặc sắc, trong đó phải kể tới hội mừng Nhà Rông mới Kon Tum.

Tổng quan về Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum

Vốn là tộc người có đời sống du canh du cư đồng bào Giẻ Riêng thường chỉ ở lại khoảng 5-7 vụ mùa. Đất đai đã cằn cỗi họ sẽ rời đi tìm vùng đất thích hợp để lập làng. Khi chọn được khu vực sống phù hợp việc đầu tiên bà con làm là dựng Nhà Rông nơi thần cư ngụ, bảo vệ cuộc sống cho bản.

 

Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa chung của đồng bào Giẻ Riêng

Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa chung của đồng bào Giẻ Riêng


Mọi việc hoàn tất cũng, đồng bào tổ chức lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum. Với mục đích ăn mừng vì đã tìm ra mảnh đất lành, xin phép thần linh được canh tác, sinh sống. Cầu mong mùa màng bội thu, cây cối xanh tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hội mừng Nhà Rông mới Kon Tum được tổ chức như thế nào?

Hiện nay, người Giẻ Riêng đã không còn giữ lối sống du mục. Do đó, sự kiện chỉ được diễn ra với ý nghĩa bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời. Mỗi khi tu sửa Nhà Rông, dân bản Đăk Gô, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei lại nô nức tổ chức mừng Nhà Rông mới Kon Tum.

Công tác chuẩn bị mừng Nhà Rông mới Kon Tum

Không khí cả bản trong những ngày chuẩn bị nghi thức rất sôi động, náo nhiệt. Mỗi người một việc, phụ nữ nấu rượu cần, xuống suối bắt cá, hái rau rừng. Thanh niên trai tráng lên rừng săn thú về làm lễ.

Già làng chỉ đạo bà con dựng cây nêu cao, thẳng ở Nhà Rông. Sau đó chọn con trâu thật đẹp có sừng dài, khỏe mạnh cột dưới gốc.

Đặc biệt, chàng trai được chọn đi chặt cây nêu phải sống trong Nhà Rông 3 ngày ba đêm. Tắm rửa sạch sẽ dưới suối mới được vào rừng. Người Giẻ Riêng quan niệm cây nêu là đường lên trời, giúp dâng vật tế cho thần linh. Cây càng cao, thẳng càng may mắn.

 

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum thu hút đông đảo người dân tham gia

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum thu hút đông đảo người dân tham gia

 

Phong tục đâm trâu trong nghi lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum

Đâm trâu được ví như phần đặc sắc nhất trong sự kiện. Diễn ra khi già làng thực hiện xong tất cả nghi thức cúng tế. Trước đó, người dân buộc trâu vào gốc nêu, đánh trống khóc trâu suốt cả đêm. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn vì trâu đã chịu nhiều vất vả, giờ lại thành vật tế Yang.

Hôm sau, trưởng bản buộc chùm hoa vào sừng trâu. Các chàng trai đi vòng quanh cây nêu vừa nhảy vừa đánh cồng chiêng. Hòa trong không khí nhộn nhịp, các cô gái uyển chuyển múa mô phỏng hoạt động sản xuất.

Lúc này, nam thanh niên theo sự phân công của trưởng bản cầm giáo đâm trâu. Sau đó, người ta đem trâu đi mổ rồi chia cho cả làng để ai cũng nhận được may mắn. Đêm đến, bà con lại tụ tập vui chơi bên đống lửa. Cùng nhau ca hát, nhảy múa và thưởng thức món ăn truyền thống.

Tổng kết

Đồng bào Giẻ Riêng có kho tàng văn hóa mang đậm chất bản địa. Họ có niềm tin mạnh mẽ vào thế lực siêu nhiên, các hoạt động luôn bị chi phối bởi thần linh.

Do đó, trong đời sống sinh hoạt diễn ra nhiều nghi thức độc đáo, tiêu biểu nhất là hội mừng Nhà Rông mới Kon Tum. Với mục đích ăn mừng việc tìm được vùng đất sinh sống, canh tác mới. Thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng đạt năng suất của đồng bào Giẻ Riêng.

Trên đây là một số thông tin về lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum. Theo dõi web để nhận thêm nhiều điều thú vị khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.8/5 (20 votes)

18 07/25

Lễ hội Cốm: Nét đặc sắc trong đời sống người dân tộc Tày

Lễ hội Cốm được người dân tộc Tày tổ chức nhằm cảm tạ thần linh đã cho họ có mùa vụ đạt năng suất và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

16 07/25

Lễ hội Nào Cống: Vẻ đẹp văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội Nào Cống được đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc tổ chức với mong muốn gia đạo bình an, mùa màng đạt năng suất cao, cây cối xanh tốt.

14 07/25

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum: Nghi thức độc đáo của người Giẻ Riêng

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum được tổ chức khi tìm ra vùng đất mới để lập làng. Với mục đích xin phép thần linh được ở lại, đồng thời cầu mong may mắn, bình an, mùa màng đạt năng suất.

12 07/25

Lễ hội Puh Hơ Drih: Nét đẹp của người Ba Na ở Kon Tum

Lễ hội Puh Hơ Drih được đồng bào Ba Na ở Kon Tum tổ chức nhằm xua đuổi những điều xấu xa, cầu mong may mắn và bình an đến với mọi nhà.

10 07/25

Lễ cúng Trỉa lúa: Nét độc đáo của người Brâu

Lễ cúng Trỉa lúa được người Brâu tổ chức hàng năm để cầu thần linh ban cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt không bị sâu bọ gây hại.

08 07/25

Lễ hội cầu Ngư - Bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển

Lễ hội cầu Ngư đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng biển. Ngày này không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của cộng đồng ngư dân.

06 07/25

Tìm hiểu chi tiết về lễ hội Tháp Bà Ponagar nổi tiếng Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 29 tháng 04 đến ngày 02/05 thu hút hàng chục ngàn khách hành hương về tham quan.

04 07/25

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang - Nét văn hoá độc đáo nơi đây

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang thể hiện nét văn hoá truyền thống đặc trưng của những người dân tộc Tày.

02 07/25

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu: Nét đặc trưng của vùng đất Tây Bắc

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được người dân tộc Thái tổ chức để bày tỏ sự biết ơn đất trời, tổ tiên cùng thầy mo có công chữa bệnh cho mình, cầu mong quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc.

30 06/25

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong: Sự kiện truyền thống của người dân Tây Ninh

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong được người dân Tây Ninh tổ chức nhằm gửi lòng tri ân tới các anh hùng liệt sĩ có công xây dựng bảo vệ đất nước.

28 06/25

Lễ hội Bung Lổ: Sự kiện truyền thống của người Dao Họ

Lễ hội Bung Lổ được người Dao Họ tổ chức nhằm cúng tế các vị thần linh, tổ tiên. Cầu mưa thuận gió hòa, thóc đầy bồ, lợn gà đầy sân.

26 06/25

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre: Vẻ đẹp văn hóa từ thời khai quốc

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Thành hoàng cầu mong cuộc sống bình an, may mắn, mùa màng bội thu.

24 06/25

Lễ hội Phài Lừa: Nét độc đáo văn hóa người dân Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa được người dân Bình Gia tỉnh Lạng Sơn tổ chức với mục đích tưởng nhớ truyền thuyết sông nước. Qua đó thể hiện sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc nơi đây.

22 06/25

Khám phá lễ hội Hari Raya nổi tiếng nhất Malaysia

Hari Raya là ngày đánh dấu kết thúc 1 tháng ăn chay cho người dân theo đạo Hồi trên đất Malaysia. Thời gian này mọi người sẽ gửi đến nhau lời chúc và cầu may những điều tốt đẹp.

20 06/25

Hari Merdeka: Đại lễ Quốc khánh nước Malaysia

Hari Merdeka là ngày cả nước vui mừng chào đón sự độc lập trên đất Malaysia. Thời gian này rất nhiều chương trình sôi động được tổ chức hoành tráng tại khắp tuyến đường lớn nhỏ.

18 06/25

Lễ hội Diwali: Cả đất nước Ấn Độ tràn ngập ánh sáng huyền ảo

Lễ hội Diwali nhằm kỷ niệm chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Để hình tượng hóa vấn đề này ánh sáng đã được sử dụng nhằm tạo nên bầu không khí lung linh xóa tan sự u tối.