Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

calendar 26/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

Bên cạnh những danh lam thắng cảnh, món ăn đặc sản nổi tiếng thì Đà Nẵng còn hấp dẫn du khách bởi nét đặc sắc riêng từ truyền thống đến hiện đại. Thể hiện qua các sự kiện, di sản văn hóa trong đó hội Rước Mục Đồng được ví như một sự kiện tiêu biểu bạn không nên bỏ lỡ.

Tổng quan về lễ hội Rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ

Theo tích xưa kể lại, thuở trước có 1 cồn cỏ xuất hiện ngay cánh đồng làng Phong Lệ. Ngày nọ, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như bị ai nắm lấy khi bác nông dân đuổi lên cồn. Cũng từ đó, dân làng tin rằng có thần linh cư ngụ ở đây, gọi đây là cồn Thần.

 

Nghi thức rước kiệu về đình Thần trong lễ hội Rước Mục Đồng

Nghi thức rước kiệu về đình Thần trong lễ hội Rước Mục Đồng


Không lâu sau đó, có đàn trâu của làng đi lạc lên cồn kỳ lạ thay cả người cả trâu đều không sao cả. Mọi người đồn nhau chỉ có đám trẻ chăn trâu mới lại gần cồn Thần được.

Dần dà, nơi đây trở thành thánh địa của chúng. Trải qua bao thế hệ, hình thành 1 sự kiện riêng cho lũ trẻ gọi là hội Rước Mục Đồng.

Hội Rước Mục Đồng được tổ chức như thế nào?

Tháng 3 âm lịch khi mùa vụ đã xong, bà con bắt đầu tất bật chuẩn bị cho lễ hội Rước Mục Đồng vào 2 ngày cuối cùng của tháng. Trước đây cứ 3 năm hoạt động sẽ được tổ chức 1 lần. Sau này dãn còn 6, 12 năm một lần.

Gần đây sau hơn 70 năm vắng bóng, cuộc vui được 17 họ tộc trong thôn đã tự đóng góp phục dựng lại sự kiện. Năm 2010, ngày hội được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng phối hợp với làng Phong Lệ tổ chức để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân.

Công tác chuẩn bị lễ hội tất bật, chỉnh chu

Làng trên xóm dưới ai cũng tất bật chuẩn bị cho hội Rước Mục Đồng. Bên cạnh lá cờ nhỏ của mục đồng còn có đại kỳ của 17 họ tộc trong thôn.

Đây chính là loại cờ cán tre dài 5m treo các vật tượng trưng cho tứ nghệ(sĩ-công-nông-thương), 4 linh(long-lân-quy-phụng). Nhiều nhất gồm các vật dụng trong nông nghiệp như cày, bừa, gàu sòng, nia, cuốc…

Để nhận giải chư tộc đều thỏa sức thể hiện sáng tạo của mình qua hình tượng bằng gỗ công phu, tỉ mỉ. Mọi công tác chuẩn bị đều được bà con thực hiện chu đáo cho 2 ngày diễn ra lễ hội.

Nghi thức dạo đồng mở đầu lễ hội

Lễ dạo đồng là thời gian những người con xa xứ trở về quê hương đông đủ nhất, được diễn ra vào chiều 29-3 âm lịch. Lúc này, các mục đồng cầm cờ diễu hành quanh cánh đồng hô vang khẩu hiệu thể hiện mong muốn năm mới mùa màng được bội thu.

 

Lễ hội Rước Mục Đồng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia

Lễ hội Rước Mục Đồng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia

 

Lễ rước Thần Nông về đình trong hội Rước Mục Đồng

Nghi thức tổ chức vào 30-3 âm lịch, các vị  chức sắc, mục đồng và bà con trong làng đã có mặt từ sáng sớm để chuẩn bị. Dẫn đầu có đội cờ, cờ lễ hội, đội mục đồng cầm giáo mác đi 2 bên, tiếp đến là kiệu thần, cờ mục đồng và 17 họ tộc cùng lồng đèn.

Đến Cồn Thần vị chủ tế xin Thần Nông giáng hạ để rước về đình an vị làm lễ tế. Nhiệm vụ khiêng kiệu được giao cho 4 thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Kiệu rước thần có 4 mái được trang trí bốn giao lá, giăng hoa kết đằng ở rèm vừa uy nghiêm lại rực rỡ.

Về đến đình Thần Nông, chủ lễ làm nghi thức an vị, các tộc họ cũng lần lượt vào dâng hương. Trong hương khói nghi ngút, lễ tế Thần Nông cùng các nghi thức truyền thống được tiến hành. Các lễ vật trên bàn thờ sẽ được hạ xuống phân phát cho dân làng sau khi hoàn tất phần nghi lễ.

Tổng kết

Sự kiện với ý nghĩa cầu mong thần linh phù hộ cho năm mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa đạt năng suất cao, cuộc sống nhân dân ngày càng no đủ. Đến đây du khách có cơ hội chiêm ngưỡng, tìm hiểu nhiều hiện vật, linh vật được bà con chuẩn bị để dâng thần linh.

Trên đây là một số thông tin về lễ hội Rước Mục Đồng mà chuyên trang muốn gửi đến quý độc giả. Đừng quên theo dõi web để cập nhận nhiều tip hữu ích khác bạn nhé!

Theo Vinpearl.com

4.8/5 (14 votes)

25 07/25

Hội Đền Chèm: Dấu ấn văn hoá của miền đất cổ

Hội Đền Chèm là một trong những ngày lễ truyền thống đặc sắc của Việt Nam, diễn ra tại xã Đền Chèm, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

23 07/25

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An: Di sản văn hoá phi vật thể Quốc Gia

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An hay còn gọi là Tết Trung Nguyên một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại đây.

21 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

19 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

17 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

15 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

13 07/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

11 07/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

09 07/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.

07 07/25

Lễ hội Đập trống: Nét truyền thống của người Ma Coong ở Quảng Bình

Lễ hội Đập trống được đồng bào Ma Coong ở Quảng Bình tổ chức để gợi nhớ công ơn tổ tiên, cầu cho bốn mùa đều làm ăn thuận lợi.

05 07/25

Lễ hội Bài Chòi: Sự kiện văn hóa đặc sắc ở Quảng Bình

Lễ hội Bài Chòi tổ chức hàng năm với mục đích tạo sân chơi hấp dẫn dành cho cư dân địa phương cùng du khách gần xa yêu thích món bài này.

03 07/25

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng: Sự kiện thờ cúng linh thiêng ở Phú Quốc

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được cư dân Phú Quốc tổ chức để cúng chay, cầu siêu cho những hương linh không ai nương tựa, thờ tự.

01 07/25

Lễ hội Thạt Luổng: Nét văn hóa Phật giáo đặc sắc ở đất nước triệu voi

Lễ hội Thạt Luổng được người dân Viêng Chăn – Lào tổ chức nhằm cầu quốc thái dân an, cư dân khắp nơi đều được hưởng niềm vui an lạc.

29 06/25

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong: Nhạc sĩ sáng tác những bản Hit

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong sinh ngày 21/05/1982 tại thành phố Huế. Chàng trai là chủ của công ty NHP Entertainment với sự đầu quân của nhiều ngôi sao lớn tại VBiz.

27 06/25

Tiểu sử Carina Sitong: Nữ thần Gymer sở hữu 3 vòng khủng

Tiểu sử Carina Sitong sinh ngày 8 tháng 6 năm 1998 ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Người đẹp 9x còn được biết với vai trò là Blogger thể thao nổi tiếng trên MXH.

25 06/25

Tết Xíp Xí: Nét độc đáo của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Tết Xíp Xí được đồng bào Thái ở Mộc Châu tổ chức như một dịp để con cháu hướng về tiên tổ, thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.